Xếp hạng 3 di tích của Bắc Giang là di tích quốc gia
Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ra các quyết định công nhận 3 di tích của tỉnh Bắc Giang là di tích quốc gia, bao gồm: chùa Kem (xã Nham Sơn, huyện Yên Dũng); cụm di tích Cầu Vồng (xã Song Vân, huyện Tân Yên); các địa điểm liên quan đến khởi nghĩa Yên Thế (làng Trũng, xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên).
Chùa Kem (Nguồn ảnh: Internet) |
Chùa Kem có tên chữ là “Sùng Nham Tự”, được xây dựng vào năm Đinh Tỵ (1557) theo thế lưng tựa núi Nham Biền hùng vĩ, mặt hướng nhìn phong cảnh hữu tình.
Kiến trúc chùa hình chữ “Đinh”, mang phong cách thời Lê Trung Hưng (thế kỉ 16 -18) và thời Nguyễn (thế kỉ 19 - 20), bao gồm 4 công trình chính: Tam quan, tiền đường, thượng điện và nhà Tổ. Tam quan được xây bằng gạch chỉ bản mỏng (loại gạch nung bằng cỏ và vỏ cây). Tiền đường gồm 5 gian với các kết cấu gỗ được bào trơn, đóng bén, soi gờ, kẻ chỉ cẩn thận. Ba gian thượng điện nằm ngay sau tiền đường, tạo thành bình đồ kiến trúc kiểu chuôi vồ. Phía sau thượng điện là 5 gian nhà Tổ.
Hiện nay, chùa Kem vẫn còn lưu giữ 7 ngôi tháp cổ có giá trị, trong đó, ngôi tháp cổ nhất được dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 36 (1775) trên núi Đẩu Sơn (một trong những ngọn núi thuộc dãy Nham Biền); 6 tháp cổ còn lại nằm trong vườn tháp phía trước chùa, là nơi để xá lị các vị sư trụ trì chùa. Nhiều di tích khác tại chùa như: tường luỹ, nền nhà, giếng nước, trạm gác, cột cờ… đã chứng minh chùa Kem không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa tôn giáo, mà còn là một di tích lịch sử, cách mạng.
Cụm di tích cầu Vồng là một quần thể kiến trúc bao gồm: cầu, đình, chùa, đền và nghè Vồng.
Kiến trúc chùa hình chữ “Đinh”, mang phong cách thời Lê Trung Hưng (thế kỉ 16 -18) và thời Nguyễn (thế kỉ 19 - 20), bao gồm 4 công trình chính: Tam quan, tiền đường, thượng điện và nhà Tổ. Tam quan được xây bằng gạch chỉ bản mỏng (loại gạch nung bằng cỏ và vỏ cây). Tiền đường gồm 5 gian với các kết cấu gỗ được bào trơn, đóng bén, soi gờ, kẻ chỉ cẩn thận. Ba gian thượng điện nằm ngay sau tiền đường, tạo thành bình đồ kiến trúc kiểu chuôi vồ. Phía sau thượng điện là 5 gian nhà Tổ.
Hiện nay, chùa Kem vẫn còn lưu giữ 7 ngôi tháp cổ có giá trị, trong đó, ngôi tháp cổ nhất được dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 36 (1775) trên núi Đẩu Sơn (một trong những ngọn núi thuộc dãy Nham Biền); 6 tháp cổ còn lại nằm trong vườn tháp phía trước chùa, là nơi để xá lị các vị sư trụ trì chùa. Nhiều di tích khác tại chùa như: tường luỹ, nền nhà, giếng nước, trạm gác, cột cờ… đã chứng minh chùa Kem không chỉ là nơi sinh hoạt văn hóa tôn giáo, mà còn là một di tích lịch sử, cách mạng.
Cụm di tích cầu Vồng là một quần thể kiến trúc bao gồm: cầu, đình, chùa, đền và nghè Vồng.
|
Cầu Vồng bắc qua ngòi Vồng (Nguồn ảnh: Internet) |
Cầu Vồng là cây cầu bẩy nhịp bắc qua ngòi Vồng. Cầu được dựng vào thời Mạc (thế kỷ 16) bằng gỗ lim, theo kiến trúc kiểu “Thượng gia hạ kiều” (trên là nhà, dưới là cầu). Hiện cầu đã bị hư hỏng nặng và chỉ còn lại 2 mố cầu.
Đình Vồng là một công trình kiến trúc gồm 5 gian có mặt quay về hướng nam. Phía trước đình là ngòi Vồng, phía sau là rừng Vồng. Phần kết cấu gỗ của đình đều được chạm khắc các hoa văn tinh xảo theo những chủ đề khác nhau. Trên bờ nóc đình có đắp đôi rồng chầu mặt nguyệt, 4 bờ góc là 4 con ly, và cuối bờ góc là 4 đao cong vút.
Đình Vồng là một công trình kiến trúc gồm 5 gian có mặt quay về hướng nam. Phía trước đình là ngòi Vồng, phía sau là rừng Vồng. Phần kết cấu gỗ của đình đều được chạm khắc các hoa văn tinh xảo theo những chủ đề khác nhau. Trên bờ nóc đình có đắp đôi rồng chầu mặt nguyệt, 4 bờ góc là 4 con ly, và cuối bờ góc là 4 đao cong vút.
Chùa Vồng (Nguồn ảnh: Internet) |
Chùa Vồng nằm ngay sau đình Vồng, tạo nên bố cục “ Tiền thần hậu Phật ”. Chùa được khởi dựng từ thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 16 - 18) và được trùng tu vào thời Nguyễn (thế kỉ 19 - 20) theo kiến trúc hình chữ “Công”, gồm 3 công trình chính: tiền đường (5 gian, 2 chái), thiêu hương (4 gian) và Phật điện (3 gian, 2 chái). Các kiến trúc trong chùa đều được làm bằng gỗ lim theo kiểu “thượng con chồng hạ kẻ chuyền”. Nằm phía trước chùa là cây hương đá và cây thị cổ thụ có niên đại hơn 300 năm tuổi, tạo thêm vẻ thâm nghiêm cổ kính cho chùa.
Đền Vồng gồm 1 gian 2 chái với 4 mái đao cong. Bên trong đền có đặt khám thờ, ngai thờ, bài vị Vua Bà Cao Phu Minh. Đặc biệt, đền là nơi cất giữ sắc phong thần của làng.
Nghè Vồng gồm 3 gian, trong đó có 1 gian hậu cung và 2 gian nằm giáp với ngòi Vồng. Đây là nơi thờ 18 vị quận công họ Dương đã có công lớn với nhà Mạc (thể kỷ 16).
Các địa điểm liên quan đến khởi nghĩa Yên Thế tại làng Trũng bao gồm: đền thờ Hoàng Hoa Thám; nơi Hoàng Hoa Thám sống từ năm lên 5 đến năm 17 tuổi (tại đây có dựng bia lưu danh); khu mộ thân tộc Hoàng Hoa Thám; đình Trũng và chùa Trũng. Trải qua thăng trầm của lịch sử, chùa Trũng đã hư hỏng hoàn toàn, còn đình Trũng nay chỉ còn lại nền cũ.
Đền Vồng gồm 1 gian 2 chái với 4 mái đao cong. Bên trong đền có đặt khám thờ, ngai thờ, bài vị Vua Bà Cao Phu Minh. Đặc biệt, đền là nơi cất giữ sắc phong thần của làng.
Nghè Vồng gồm 3 gian, trong đó có 1 gian hậu cung và 2 gian nằm giáp với ngòi Vồng. Đây là nơi thờ 18 vị quận công họ Dương đã có công lớn với nhà Mạc (thể kỷ 16).
Các địa điểm liên quan đến khởi nghĩa Yên Thế tại làng Trũng bao gồm: đền thờ Hoàng Hoa Thám; nơi Hoàng Hoa Thám sống từ năm lên 5 đến năm 17 tuổi (tại đây có dựng bia lưu danh); khu mộ thân tộc Hoàng Hoa Thám; đình Trũng và chùa Trũng. Trải qua thăng trầm của lịch sử, chùa Trũng đã hư hỏng hoàn toàn, còn đình Trũng nay chỉ còn lại nền cũ.
Đền thờ Hoàng Hoa Thám (Nguồn ảnh: Internet) |
Nằm kề bên đình, chùa Trũng là đền thờ Hoàng Hoa Thám có lối được kiến trúc theo hình chữ “Nhất”, bao gồm 3 gian, trong đó, gian giữa có đặt bài vị và bức tượng Hoàng Hoa Thám bằng đồng cao 1,5m; trên tường treo bức tranh gia đình cụ Đề Thám tại đồn Phồn Xương.
Khu mộ thân tộc Hoàng Hoa Thám nằm phía trước chùa Trũng, gồm 7 ngôi mộ: mộ cụ Nguyễn Thị Tảo (vợ cả Hoàng Hoa Thám), mộ cụ Đặng Thị Nho (vợ ba Hoàng Hoa Thám), mộ ông Hoàng Hoa Trọng (con cả của Hoàng Hoa Thám), mộ bà Trần Thị Hoan (vợ cả của Hoàng Hoa Trọng), mộ bà Hoàng Thị Lịch (con gái ông Hoàng Hoa Trọng), mộ ông Hoàng Hoa Phồn (con trai thứ của Hoàng Hoa Thám), mộ bà Thân Thị Huệ (vợ Hoàng Hoa Phồn).
Người dân làng Trũng luôn tự hào vì chính nơi đây đã nuôi dưỡng nên Hoàng Hoa Thám (1858 - 1913), một võ tướng tài năng, vị thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa nông dân Yên Thế.
Khu mộ thân tộc Hoàng Hoa Thám nằm phía trước chùa Trũng, gồm 7 ngôi mộ: mộ cụ Nguyễn Thị Tảo (vợ cả Hoàng Hoa Thám), mộ cụ Đặng Thị Nho (vợ ba Hoàng Hoa Thám), mộ ông Hoàng Hoa Trọng (con cả của Hoàng Hoa Thám), mộ bà Trần Thị Hoan (vợ cả của Hoàng Hoa Trọng), mộ bà Hoàng Thị Lịch (con gái ông Hoàng Hoa Trọng), mộ ông Hoàng Hoa Phồn (con trai thứ của Hoàng Hoa Thám), mộ bà Thân Thị Huệ (vợ Hoàng Hoa Phồn).
Người dân làng Trũng luôn tự hào vì chính nơi đây đã nuôi dưỡng nên Hoàng Hoa Thám (1858 - 1913), một võ tướng tài năng, vị thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa nông dân Yên Thế.
Thanh Hải
Nguồn: TITC