Lào Cai sau hơn 2 năm thực hiện đề án phát triển kinh tế du lịch
Kết quả cho thấy, lượng khách du lịch tăng nhanh và ổn định, doanh thu du lịch tăng. Năm 2006 đón 560 nghìn lượt khách (tăng 9,8% so với năm 2005), trong đó khách quốc tế đạt 190 nghìn lượt, doanh thu du lịch đạt 280 tỷ đồng, vượt 3,7% mục tiêu đề án, tạo việc làm cho 4.845 lao động. Năm 2007 đón 632 nghìn lượt, trong đó khách quốc tế đạt 223 nghìn lượt, doanh thu 362 tỷ đồng, vượt 3,4% mục tiêu đề án, tạo việc làm cho 6.405 lao động. 6 tháng đầu năm 2008, khách du lịch đạt 441 nghìn lượt, trong đó khách quốc tế 128 nghìn lượt, doanh thu 294 tỷ đồng tăng 15,7% so với cùng kỳ.
Nổi tiếng với khí hậu trong lành, nhiều cảnh đẹp, Sa Pa có sự phát triển vượt bậc trong kinh tế du lịch: năm 2006 huyện đón gần 206 nghìn lượt khách (trên 65 nghìn lượt khách quốc tế), năm 2007 đón 305 nghìn lượt khách (trên 99 nghìn lượt khách quốc tế). Huyện Bắc Hà tuy nguồn lực đầu tư cho du lịch còn hạn chế nhưng bắt đầu có sức hấp dẫn nên 2 năm qua đã đón gần 117 nghìn lượt du khách (60% là khách quốc tế), doanh thu hàng năm trên 15 tỷ đồng…
Công tác quản lý Nhà nước với quy hoạch du lịch được triển khai có hiệu quả, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này từng bước sắp xếp, mở rộng ngành nghề. Công tác quản lý du lịch của các ngành tại Cửa khẩu quốc tế Lào Cai có bước cải tiến, tạo thuận lợi cho các đơn vị kinh doanh lữ hành và khách du lịch. Quy chế quản lý du lịch được xây dựng, ban hành, triển khai… đóng góp vào thành công trong hoạt động du lịch.
Ngoài ra, công tác tuyên truyền quảng bá, xúc tiến đầu tư du lịch thời gian qua phong phú về nội dung và hình thức đã thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư đến Lào Cai. Tỉnh tổ chức thành công nhiều sự kiện văn hóa - thể thao: Chương trình du lịch "Về cội nguồn" giữa 3 tỉnh Lào Cai - Yên Bái - Phú Thọ; Hội chợ quốc tế Việt - Trung; Giải leo núi chinh phục đỉnh Phan Xi Păng; các lễ hội… tạo sự sôi động, gợi mở những chuyến du lịch lý thú.
Trong giai đoạn 2006 - 2010, Lào Cai phân vùng ưu tiên phát triển du lịch tập trung với 4 loại hình: du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch cộng đồng và du lịch mạo hiểm. Qua đó làm cơ sở để các địa phương chủ động xây dựng đề án phát triển phù hợp. Sản phẩm du lịch ngày càng phong phú; các công trình cơ sở hạ tầng (2 năm đã đầu tư 18 công trình trị giá 32,9 tỷ đồng), cơ sở lưu trú (hiện có 227 cơ sở với gần 3.000 phòng, trên 80 nhà nghỉ tại gia), lực lượng vận tải và nâng cấp tu bổ các di tích văn hóa lịch sử đã được xếp hạng… có sự tham gia đầu tư của Nhà nước và các thành phần kinh tế đã từng bước đáp ứng nhu cầu của du khách khi đến Lào Cai.
Tuy nhiên, qua 2 năm triển khai đề án phát triển du lịch cho thấy bộc lộ nhiều hạn chế. Đó là, việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế du lịch hàng năm chưa bám sát các mục tiêu cụ thể nên khó khăn trong triển khai thực hiện. Vẫn còn tình trạng lấn chiếm hành lang bán hàng, đeo bám khách du lịch. Công tác kiểm tra các hoạt động du lịch chưa thường xuyên. Tỉnh chưa có chính sách định hướng cụ thể về phát triển cơ sở lưu trú; sản phẩm du lịch nghèo nàn; các dịch vụ thu hút khách du lịch chưa cải thiện (chi tiêu bình quân một ngày khách du lịch đến Lào Cai năm 2006 là 172 nghìn đồng, năm 2007 là 195 nghìn đồng, trong khi bình quân một ngày khách du lịch trong nước là 528 nghìn đồng). Đội ngũ hướng dẫn viên du lịch còn ít, trình độ chuyên môn, khả năng ngoại ngữ hạn chế…
Còn hơn 2 năm nữa thực hiện Đề án phát triển kinh tế du lịch đến năm 2010, tỉnh Lào Cai rất mong Quốc hội, Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương quan tâm xem xét, nghiên cứu chỉnh sửa, bổ sung quy định về tiêu chuẩn đối với hướng dẫn viên du lịch ở các tỉnh miền núi; Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 70, đường cao tốc và đường sắt Hà Nội - Lào Cai…
Đối với UBND tỉnh và các ngành chức năng: kiện toàn Ban Chỉ đạo, thống nhất chương trình kế hoạch, nội dung, hạng mục ưu tiên từng năm để tránh tình trạng phân tán, dàn trải. Điều chỉnh, bổ sung đề án phù hợp; quy hoạch chi tiết xuất phát từ mong đợi của khách du lịch chứ không từ ý muốn chủ quan của nhà quản lý ở một số khu, điểm du lịch Sa Pa, Bắc Hà, Bát Xát, thành phố Lào Cai. Đầu tư trước mắt tập trung vào các dự án lớn nhằm tạo sản phẩm du lịch đặc trưng. Tập trung chỉ đạo phát triển nguồn nhân lực; có kế hoạch đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên. Tổ chức rút kinh nghiệm mô hình du lịch cộng đồng ở