Hoạt động của ngành

Lễ hội Bạc Liêu cần giữ gìn và phát huy

Cập nhật: 09/01/2014 14:47:25
Số lần đọc: 2352
Lễ hội là một trong những hiện tượng sinh hoạt văn hoá tinh thần cổ truyền tiêu biểu của nhiều dân tộc ở nước ta và trên thế giới. Nó là “tấm gương” hội tụ và phản chiếu rất trung thực đời sống văn hoá của mỗi dân tộc mỗi địa phương. Nói đến Bạc Liêu nhiều du khách gần xa biết đến các công trình nổi tiếng về tâm linh, tín ngưỡng như” Quán âm Phật Đài”, Nhà thờ Tắc sậy và các lễ hội, ngoài những đặc trưng chung Bạc liêu có những đặc trưng riêng đặc sắc đa dạng phong phú như:

Lễ hội”Đồng Nọc Nạng” từ ngày 15 đến 17 tháng 2 âm lịch lễ hội tri ân các bậc tiền nhân đã đứng lên chống bọn cường hào ác bá trước khi có Đảng ra đời tại thị trấn Gía rai huyện Gía rai.

 

Lễ hội”Nghinh Ông” mùng 10 tháng 3 tại lăng Cá Ông thị trấn Gành Hào huyện Đông Hải.

 

Lễ hội” Quán Âm Phật Đài”từ ngày 21 đến 23 tháng 3 âm lịch phục vụ khách lữ hành gần xa đến chiêm bái cầu an chúc phúc tại phường Nhà Mát thành phố Bạc liêu.

 

Lễ hội”Dạ cổ hoài lang”từ ngày 13 đến 15 tháng 8 âm lịch tại phường 2 thành phố Bạc liêu.

 

Lễ hội”Ooc om Bok” từ ngày 15 tháng 10 tưởng nhớ và tạ ơn mặt trăng điều động mùa màng trong năm có hoạt động tưng bừng như đua ghe ngo…

 

Các lễ hội tồn tại gắn liền với quá trình phát triển của người Kinh, Khơ me, Hoa anh em phản ánh nhiều giá trị trong đời sống kinh tế-xã hội, văn hóa của cộng đồng dần dần có sự giao thoa văn hóa giữa ba dân tộc, hàng năm đến mùa lễ hội đã thu hút hàng trăm ngàn người đến với Bạc liêu để thưởng ngoạn. Một trong những giá trị văn hoá tiêu biểu liên kết cộng đồng qua tôn giáo, tín ngưỡng làm cho lễ hội có sức sống lâu bền, tồn tại với lịch sử của các cộng đồng làng xã cho đến hôm nay.

 

Trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật, tin học hoá, toàn cầu hoá, con người đang lo lắng quan tâm hơn đến tình trạng tách rời giữa bản thân mình với tự nhiên, môi trường; với lịch sử xa xưa, với truyền thống văn hoá độc đáo đang bị mai một. Do vậy con người càng có nhu cầu hướng và tìm về nguồn cội tự nhiên của mình, hoà mình vào với cộng đồng và bản sắc văn hoá của mình trong cái chung của văn hoá nhân loại. Chính nền văn hóa truyền thống lễ hội cổ truyền là một biểu tượng, Đó cũng là tính nhân văn bền vững và sâu sắc của lễ hội là cội nguồn có thể đáp ứng nhu cầu của con người ở mọi thời đại.

 

Xã hội hiện đại với nhịp sống công nghiệp, các hoạt động của con người dường như được “lập trình” theo nhịp vòng quay tốc độ của máy móc, căng thẳng và đơn điệu, ồn ào, chật chội nhưng vẫn cảm thấy cô đơn. Một đời sống như vậy tuy có đầy đủ về vật chất nhưng vẫn khô cứng về đời sống tinh thần và tâm linh. Do đó lễ hội cổ truyền làm cho con người hiện đại được tắm mình trong dòng nước mát đầu nguồn của văn hoá dân tộc, tận hưởng những giây phút thiêng liêng, ngưỡng vọng những biểu tượng siêu việt, cao cả- “chân thiện mỹ”, được sống những giờ phút giao cảm hồ hởi đầy tinh thần cộng đồng, giây phút có thể phô bày tất cả những gì là tinh tuý, đẹp đẽ nhất của mình lộng lẫy, đẹp đẽ khác hẳn ngày thường được khắc họa đậm nét trong văn hóa tinh thần.

 

Vấn đề giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, văn hóa Bạc liêu đã được BCH Đảng bộ đặc biệt quan tâm trong bối cảnh hiện nay và từng bước có sự đầu tư nâng cấp từng loại hình hoạt động…tạo cơ hội giao lưu, hội nhập với các nền văn hoá khác tạo tiền đề để tiếp thu những tinh hoa văn hoá của vùng miền hướng đến mục tiêu“Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội”,”Văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” nhằm để đáp ứng yêu cầu giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá lễ hội Bạc liêu là việc làm rất cần thiết để Lễ hội thật sự là loại hình sinh hoạt văn hoá tâm linh gắn với tôn giáo, tín ngưỡng, nghệ thuật truyền thống mang lại cuộc sống bình yên hạnh phúc cho mỗi người.

Hệ thống các lễ hội Bạc liêu đều phản ánh những ước mong, hoài bão về một cuộc sống bình yên, hạnh phúc, sự trường tồn của cộng đồng, dân tộc, của địa phương trở thành phong tục, tập quán mang tính cộng đồng, dân tộc được thắt chặt hơn về đạo lý “uống nước nhớ nguồn” được nhấn mạnh và đề cao trong chiều dài lịch sử phát triển của dân tộc của đất nước được hình thành và củng cố theo thời gian. Sức ảnh hưởng lan tỏa của các loại hình lễ hội ở Bạc liêu đối với thiết chế văn hóa cộng đồng, đối với đời sống xã hội và đời sống tâm linh, giáo dục và xây dựng đời sống văn hóa dân cư, tuyên truyền giáo dục truyền thống lịch sử, giáo dục đạo đức, lối sống hướng thiện cho con người, giáo dục thẩm mỹ, duy trì thuần phong mỹ tục.

 

Tuy có nhiều ảnh hưởng tích cực như trên nhưng lễ hội ở Bạc liêu hiện nay cũng đang gián tiếp tạo ra những hủ tục có ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hoạt động lễ hội và xây dựng nếp sống văn hóa mới. Đó là những hủ tục buôn thần, bán thánh của một số người dựa vào lễ hội để trục lợi, nạn bói toán, lên đồng, một số hoạt động khác rất phi tôn giáo...Tuy nhiên, xu hướng vận động biến đổi nhận thức, thẩm mỹ hiện nay là nhanh chóng phục hồi lại văn hoá truyền thống vẫn là cái cơ bản, ngày càng mở rộng phạm vi liên vùng và cả nước thậm chí ảnh hưởng ra cả nước ngoài hiện tượng thương mại hoá lễ hội và bị lợi dụng vào hoạt động mê tín dị đoan đang có chiều hướng giảm dần.

 

Do đó để tăng cường tính tích cực lễ hội Bạc liêu cần chú trọng giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc về lịch sử văn hoá trong sự nghiệp giữ nước và dựng nước. Tưởng nhớ công đức các bậc tiền hiền, danh nhân lịch sử, văn hoá, những người có công với dân với nước. Tìm hiểu, thưởng ngoạn các giá trị văn hoá thông qua các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh, các công trình kiến trúc nghệ thuật, giữ gìn, phát huy vốn văn hoá truyền thống và phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc. Vui chơi giải trí lành mạnh.Cần phải nghiêm cấm triệt để các hoạt động lợi dụng lễ hội để hành nghề mê tín dị đoan.

 

Tăng cường công tác quản lý nhà nước trong hoạt động lễ hội, phát huy những chuẩn mực “chân thiện mỹ” của lễ hội; ngăn ngừa và loại trừ những hoạt động lệch chuẩn trong hoạt động về văn hoá nghệ thuật đối với đời sống tinh thần của con người, vừa loại trừ các biểu hiện, các hoạt động lệch chuẩn trong sinh hoạt lễ hội, các cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá những người tổ chức thực hành lễ hội cần chú trọng tới hàng loạt những vấn đề đang nảy sinh trong công tác quản lý lễ hội trong đó đáng lưu tâm nhất vẫn là động viên tuyên truyền, giáo dục cho người dân về pháp luật trong sinh hoạt lễ hội, về những gì được làm và không được làm theo khuôn khổ quy định của pháp luật trong thực hành lễ hội, về cái hay cái đẹp được tôn vinh, phê phán bị loại trừ cái xấu nhất là các hoạt động ăn theo gây hiệu ứng phản cảm trong lễ hội... Để làm được điều đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bạc liêu và các cơ quan quản lý và nghiên cứu về văn hoá lễ hội Bạc liêu phải chủ động đề xuất những chính sách, những phương thức phù hợp với thực tiễn có sự chuẩn bị đồng bộ trước, trong và sau mỗi mùa lễ hội, đặc biệt coi trọng phần”hội” phải luôn đổi mới về mặt hình thức và nội dung nhằm tạo ra món ăn tinh thần phong phú, tích cực đề cao những chuẩn mực, phê phán những lệch chuẩn, tạo cho người dân có một môi trường đặc biệt trong lành để họ vui chơi, tu dưỡng, thực hành nghi lễ, hoàn thiện nhân cách của mình. Xây cái tốt, cái cốt cách thân thiện của người Bạc Liêu” phóng khoáng, hào hiệp, trọng nghĩ, trọng tình”để lấn át chống cái xấu luôn luôn là một giải pháp mang ý nghĩa tích cực trong bất cứ lĩnh vực, phương diện hay hoạt động xã hội nào, trong đó làm lành mạnh hóa việc đóng góp kinh phí, nhân tài vật lực cho tổ chức lễ hội; lập quỹ nhà nước cho việc tổ chức lễ hội, sử dụng tốt tiền thu được qua dịch vụ để tái đầu tư cho tôn tạo di tích, danh thắng, ngăn ngừa xu hướng thương mại hoá lễ hội. Việc xã hội hóa hoạt động trùng tu, bảo dưỡng thường xuyên các công trình di tích tôn giáo, tín ngưỡng nói chung là rất cần thiết có ý nghĩa giáo dục sâu sắc và mang tính bền vững trong hoạt động tâm linh gắn với hoạt động lễ hội.

 

Xây dựng môi trường văn hoá - xã hội lành mạnh và lưu giữ nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc mang sắc thái Bạc liêu phải biết kết hợp các yếu tố: Tính tín ngưỡng, tính văn hoá và tính dân tộc hay tính “thiêng liêng” của lễ hội thì mới tồn tại được lâu dài.

 

Sở Văn hoá Thể thao và Du lịch kết hợp với Ban Tôn giáo và các sở, ban, ngành cần phải tiếp tục tuyên truyền chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về tôn giáo, là hình thái văn hoá đặc biệt trong giai doạn quá độ xây dựng con người mới, xã hội mới XHCN. Đồng thời quản lý nhà nước pháp luật đối với việc tu sửa, xây dựng, tránh tình trạng phá vỡ nét kiến trúc vốn có của các di tích. Đất đai các di tích cần được quy hoạch bảo vệ, các công trình kiến trúc, các nguồn cổ vật, bảo vật phải được bảo quản, lưu giữ, phục vụ cho công tác nghiên cứu và giáo  dục truyền thống, thực hiện tốt Luật Di sản văn hoá về bảo tồn, bảo tàng các giá trị văn hóa, lịch sử mà hiện nay chúng ta đang thụ hưởng.

 

Đối với phòng Văn hoá thông tin và chính quyền địa phương sở tại cũng phải am hiểu và nhận thức đúng về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.

 

Phát huy vai trò của hệ thống chính trị của toàn dân, trong việc bảo vệ, tuyên truyền các giá trị lịch sử, phục vụ tốt cho sinh hoạt cộng đồng và hoạt động Du lịch của địa phương đồng thời mở rộng giao lưu văn hoá với những vùng lân cận. Bên cạnh đời sống vật chất thì nhu cầu về đời sống tâm linh  không thể thiếu của cộng đồng cư dân Bạc liêu vốn phong phú và đa dạng. Đó là đời sống của con người luôn hướng về cái cao cả thiêng liêng”chân thiện mỹ”cái mà con người ngưỡng mộ, ước vọng, tôn thờ, mang tính truyền thống mà cũng rất hiện đại. Đây hẳn nhiên là vốn quý của Bạc liêu mang đầy ý nghĩa “Sắc màu lễ hội” chúng ta cần nâng cấp đầu tư chiều sâu nhằm tôn tạo giữ gìn và phát huy bền vững các hoạt động lễ hội văn hóa phát triển  bức phá vượt lên trên chặng đường sắp tới, để mọi người đều ngưỡng vọng hàng năm mùa lễ hội lại về, Bạc Liêu sẽ là điểm đến./.

Nguồn: svhttdl.baclieu

Cùng chuyên mục