Non nước Việt Nam

Nét xưa làng Thượng Hội (Hà Nội)

Cập nhật: 16/06/2014 09:48:36
Số lần đọc: 2764
Quần thể những di tích kiến trúc, văn hóa in đậm dấu ấn một làng Việt cổ, gắn với nhiều phong tục, tập quán, nếp sống người xưa còn được lưu giữ, đã tạo nên nét độc đáo của làng Thượng Hội, xã Tân Hội, huyện Đan Phượng, Hà Nội.

Hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình vốn là nét đặc trưng kiến trúc nông thôn Việt Nam. Trong cơn lốc đô thị hóa, giếng nước không còn phù hợp với nhu cầu sinh hoạt của người dân, nên ý thức gìn giữ giếng làng phần nào đã mai một. Tuy vậy, ở làng Thượng Hội có 3 giếng cổ vẫn được bảo tồn, cùng đó làng hiện còn lưu giữ một quần thể công trình kiến trúc cổ có giá trị kiến trúc, nghệ thuật cao.

Nổi bật trong các di tích ở Thượng Hội là ba giếng cổ, chúng nằm lần lượt ở đầu làng, giữa làng và cuối làng. Giếng Vuông đầu làng được xây dựng theo hình vuông, dân làng quan niệm giếng tượng trưng cho đất mẹ nuôi dưỡng con người. Giữa làng là giếng Tròn hình mặt trời ngày ngày tỏa chiếu ánh dương, hòa khí âm dương giúp con người hạnh phúc. Ở cuối làng là giếng Bầu dục, dân làng coi đây là tấm gương lớn, người làng trước khi ra hoặc về làng thường soi mình vào đây. Giếng Bầu dục được xây gạch vững chắc, có bậc lên xuống gánh nước, tường xây gạch bao, có bệ thờ thần giếng…Hiện các giếng làng Thượng Hội được bảo tồn, tôn tạo điều đó không chỉ làm đẹp cho làng quê mà còn góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của người dân, tạo động lực cho địa phương xây dựng nông thôn mới./.

Nguồn: dangcongsan.vn

Cùng chuyên mục

TIN NỔI BẬT