Nhìn ra thế giới

Kỳ quan ổ mối ở Úc

Cập nhật: 10/12/2008 09:12:42
Số lần đọc: 3189
Từng ụ đất hình thù kỳ quái rải rác đây đó khắp lãnh thổ phía Bắc của Úc tạo thành một phong cảnh ngoạn mục hấp dẫn du khách từ khắp nơi trên thế giới. Đó chính là những ổ mối khổng lồ đến kinh ngạc bởi câu chuyện xây tổ và vòng đời của chúng.

Từ thành phố Darwin, đi đến bất kỳ đâu trên vùng lãnh thổ phía bắc nước Úc có hai loài vật gây ấn tượng mạnh và được nhắc đi nhắc lại tên trong ngày nhiều nhất đó chính là cá sấu và mối. Cá sấu ấn tượng bởi vẻ ngoài dễ sợ, mối ở vùng bắc Úc lại ấn tượng bởi lối xây tổ khổng lồ tạo nên những kỳ quan trong tự nhiên rất đẹp và kỳ vĩ.

Trên con đường cao tốc xuyên công viên quốc gia Kakadu, giữa cái nắng chói chang, hầm hập nóng của những ngày cuối mùa hè không một chút gió, cảnh vật như đặc lại, khó chịu, oi bức đến nhàm chán. Rải rác hai bên đường cao tốc, là những tổ mối khổng lồ, có nơi cao đến 6m với bốn người ôm không xuể. Vẻ kỳ quái của tổ mối phần nào làm dịu đi quản ngại đường xa, mỗi vẻ đẹp của từng tổ mối lại khơi gợi lên những tò mò thú vị về loài vật nhỏ bé này.

Cả thế giới có khoảng 2.600 loài mối, riêng Úc có đến 350 loài, trong đó có đến 90 loài chưa được đặt tên. Hầu hết các loài mối trong lãnh thổ phía Bắc Úc đều đóng vai trò quan trọng trong tự nhiên, chúng được các nhà sinh thái học ở Úc mệnh danh là những kỹ sư về sinh thái bởi cách thức sinh tồn ảnh hưởng nhiều đến lý tính trong môi trường, thay đổi đất quanh ổ, tìm thức ăn, đào xới làm cho đất trữ được nước và dưỡng chất, giảm sự chai cứng của đất.

Ở công viên quốc gia Kakadu có những tổ mối lớn nhất thế giới. Đó là loại mối được gọi là “mối nhà thờ”, với lối xây tổ giống như những nhà thờ từ thời trung cổ có kiến trúc cột trụ liên hoàn với những đường rãnh nối liền nhau tạo thành một ụ đất khổng lồ cao đến 6m với tuổi đời lên đến 100 năm. Có một tư liệu ở Úc nói về một tổ mối nhà thờ bị san bằng năm 1872 khi thi công đường dây điện báo, và đến 1935 (63 năm sau đó), tổ mối ấy vẫn tồn tại. Đến 1970 (gần 100 năm sau), nó mới bị phá huỷ do một cơn bão lớn.

Cách thành phố Darwin độ 100 cây số trên đường cao tốc Stuart, có một loài mối kỳ lạ khác tên gọi “mối quyến rũ”. Đây là loại mối nổi tiếng thế giới, được ví như những kiến trúc sư đại tài, bởi cách làm tổ và sự định hướng chuẩn xác trong xây tổ nhưng suốt một đời chỉ biết quần quật xây dựng ngôi nhà ổ mối không bao giờ hoàn tất. Tổ mối như những bia mộ đá to lớn, thường cao hơn 2m, phần gốc lớn và thóp dần ở phần ngọn như chiếc rìu khổng lồ ngửa lên trời và luôn nằm dọc theo hướng từ bắc đến nam.

Các nhà khoa học lý giải đây là loài mối sống trong vùng ngập lũ, thói quen làm tổ với hình dáng và hướng được xác định liên quan đến yếu tố thiên nhiên. Suốt mùa mưa, từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm, có những nơi nước ngập đến 2m, và tổ mối có thể bị cô lập trong nước lũ. Nhiệt độ ban đêm trong tổ mối xuống đến - 50c, vì vậy tổ mối phải được thiết kế sao cho giữ được nhiệt ổn định và ráo nước trong tổ. Mối quyến rũ đặt hướng tổ của mình theo hình dẹp nằm chắn ngang hướng đông – tây. Bình minh lên, toàn bộ tổ mối hứng trọn nắng cho đến trưa. Khi mặt trời ngả dần về hướng tây, phần còn lại của tổ mối cũng được sưởi ấm tương tự. Độ dẹp - mỏng của tổ mối chính là cách nhanh nhất để lấy nhiệt độ vào trong tổ mối, và tuỳ thời điểm, từng khu vực chịu ảnh hưởng của gió và thời tiết, độ dầy mỏng tổ mối sẽ khác nhau.

Vẫn còn rất nhiều câu hỏi chưa có lời giải như tại sao mối này lại xây những tổ lớn và mỏng theo một hướng định sẵn để giữ cho nhiệt độ trong tổ luôn ổn định? Tại sao những tổ mối ở vùng ngập lụt lại to lớn hơn ở vùng đất cao khác? Tại sao những tổ mối hình chiếc rìu chỉ có ở Darwin, dù loại mối này có ở một số nơi khác như Queensland nhưng lại xây tổ theo hình dáng khác? Dẫu vậy, vẻ đẹp trong cách xây tổ của các loài mối vô hại, lại có ích cho tự nhiên như “mối nhà thờ”, “mối quyến rũ” luôn là một điểm nhấn thú vị trong hành trình du lịch khám phá vùng đất thiên nhiên hoang sơ ở vùng lãnh thổ miền bắc Úc.

Từ thành phố Darwin, đi đến bất kỳ đâu trên vùng lãnh thổ phía bắc nước Úc có hai loài vật gây ấn tượng mạnh và được nhắc đi nhắc lại tên trong ngày nhiều nhất đó chính là cá sấu và mối. Cá sấu ấn tượng bởi vẻ ngoài dễ sợ, mối ở vùng bắc Úc lại ấn tượng bởi lối xây tổ khổng lồ tạo nên những kỳ quan trong tự nhiên rất đẹp và kỳ vĩ.

Trên con đường cao tốc xuyên công viên quốc gia Kakadu, giữa cái nắng chói chang, hầm hập nóng của những ngày cuối mùa hè không một chút gió, cảnh vật như đặc lại, khó chịu, oi bức đến nhàm chán. Rải rác hai bên đường cao tốc, là những tổ mối khổng lồ, có nơi cao đến 6m với bốn người ôm không xuể. Vẻ kỳ quái của tổ mối phần nào làm dịu đi quản ngại đường xa, mỗi vẻ đẹp của từng tổ mối lại khơi gợi lên những tò mò thú vị về loài vật nhỏ bé này.

Cả thế giới có khoảng 2.600 loài mối, riêng Úc có đến 350 loài, trong đó có đến 90 loài chưa được đặt tên. Hầu hết các loài mối trong lãnh thổ phía Bắc Úc đều đóng vai trò quan trọng trong tự nhiên, chúng được các nhà sinh thái học ở Úc mệnh danh là những kỹ sư về sinh thái bởi cách thức sinh tồn ảnh hưởng nhiều đến lý tính trong môi trường, thay đổi đất quanh ổ, tìm thức ăn, đào xới làm cho đất trữ được nước và dưỡng chất, giảm sự chai cứng của đất.

Ở công viên quốc gia Kakadu có những tổ mối lớn nhất thế giới. Đó là loại mối được gọi là “mối nhà thờ”, với lối xây tổ giống như những nhà thờ từ thời trung cổ có kiến trúc cột trụ liên hoàn với những đường rãnh nối liền nhau tạo thành một ụ đất khổng lồ cao đến 6m với tuổi đời lên đến 100 năm. Có một tư liệu ở Úc nói về một tổ mối nhà thờ bị san bằng năm 1872 khi thi công đường dây điện báo, và đến 1935 (63 năm sau đó), tổ mối ấy vẫn tồn tại. Đến 1970 (gần 100 năm sau), nó mới bị phá huỷ do một cơn bão lớn.

Cách thành phố Darwin độ 100 cây số trên đường cao tốc Stuart, có một loài mối kỳ lạ khác tên gọi “mối quyến rũ”. Đây là loại mối nổi tiếng thế giới, được ví như những kiến trúc sư đại tài, bởi cách làm tổ và sự định hướng chuẩn xác trong xây tổ nhưng suốt một đời chỉ biết quần quật xây dựng ngôi nhà ổ mối không bao giờ hoàn tất. Tổ mối như những bia mộ đá to lớn, thường cao hơn 2m, phần gốc lớn và thóp dần ở phần ngọn như chiếc rìu khổng lồ ngửa lên trời và luôn nằm dọc theo hướng từ bắc đến nam.

Các nhà khoa học lý giải đây là loài mối sống trong vùng ngập lũ, thói quen làm tổ với hình dáng và hướng được xác định liên quan đến yếu tố thiên nhiên. Suốt mùa mưa, từ tháng 12 đến tháng 4 hàng năm, có những nơi nước ngập đến 2m, và tổ mối có thể bị cô lập trong nước lũ. Nhiệt độ ban đêm trong tổ mối xuống đến - 50c, vì vậy tổ mối phải được thiết kế sao cho giữ được nhiệt ổn định và ráo nước trong tổ. Mối quyến rũ đặt hướng tổ của mình theo hình dẹp nằm chắn ngang hướng đông – tây. Bình minh lên, toàn bộ tổ mối hứng trọn nắng cho đến trưa. Khi mặt trời ngả dần về hướng tây, phần còn lại của tổ mối cũng được sưởi ấm tương tự. Độ dẹp - mỏng của tổ mối chính là cách nhanh nhất để lấy nhiệt độ vào trong tổ mối, và tuỳ thời điểm, từng khu vực chịu ảnh hưởng của gió và thời tiết, độ dầy mỏng tổ mối sẽ khác nhau.

Vẫn còn rất nhiều câu hỏi chưa có lời giải như tại sao mối này lại xây những tổ lớn và mỏng theo một hướng định sẵn để giữ cho nhiệt độ trong tổ luôn ổn định? Tại sao những tổ mối ở vùng ngập lụt lại to lớn hơn ở vùng đất cao khác? Tại sao những tổ mối hình chiếc rìu chỉ có ở Darwin, dù loại mối này có ở một số nơi khác như Queensland nhưng lại xây tổ theo hình dáng khác? Dẫu vậy, vẻ đẹp trong cách xây tổ của các loài mối vô hại, lại có ích cho tự nhiên như “mối nhà thờ”, “mối quyến rũ” luôn là một điểm nhấn thú vị trong hành trình du lịch khám phá vùng đất thiên nhiên hoang sơ ở vùng lãnh thổ miền bắc Úc.

Nguồn: SGTT

Cùng chuyên mục

TIN NỔI BẬT