Non nước Việt Nam

Hội khua luống và khặp Thái: Nét đẹp văn hóa của dân tộc Thái, Thanh Hóa

Cập nhật: 12/12/2008 09:12:57
Số lần đọc: 2312
Đến Mường Lát vào những dịp lễ hội, cưới hỏi bạn sẽ được thưởng thức một loại hình sinh hoạt văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc Thái, đó là Hội khua luống và hát khặp Thái.

Khua luống tiếng Thái gọi là “Quánh Loóng”. Để khua luống chỉ cần một cây gỗ to được khoét ruột tạo thành một lỗ hổng rộng để tạo âm thanh và những chiếc gậy bằng gỗ vừa tay cầm dài khoảng hơn 1m. Khua luống thường có từ 8 - 10 người; trong đó một người làm cái, một người gõ nhịp và bốn cặp dùng những chiếc gậy gỗ gõ vào thành của cây gỗ được khoét bỏ ruột, theo nhịp phách do người làm cái gõ nhịp tạo thành một loại âm thanh vừa rộn ràng, chắc gọn lại mộc mạc và giản dị, hòa lẫn với tiếng cồng, tiếng chiêng tạo nên một không khí lễ hội tưng bừng rộn rã.

 

Trong khi khặp, có thể là chỉ một bên khặp để cảm ơn nhưng thường thì người ta sẽ khặp để đối đáp với nhau. Điệu khặp được sử dụng rộng rãi trong các dịp lễ hội, cưới hỏi của người Thái. Do đó, nó không quá khắt khe trong việc lựa chọn người thể hiện. Tất cả mọi người đều có thể hát khặp nếu có khả năng để đối đáp và xử lý nhanh trong các tình huống để đưa ra lời đối đáp hợp lý thuyết phục được người đối đáp với mình. Qua việc khặp đối thể hiện khả năng, hiểu biết, độ nhạy bén và linh hoạt của người khặp.

 

Hiện nay khua luống và khặp Thái đang được sử dụng khá phổ biến trong các dịp lễ hội và cưới hỏi của người Thái (Mường Lát). Tuy nhiên, phần lớn chỉ là những người có tuổi hát khặp mà ít thấy thanh niên biểu diễn. Do đó, cần khuyến khích và có biện pháp hữu hiệu để giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống này.

Nguồn: Báo Thanh Hoá

Cùng chuyên mục

TIN NỔI BẬT