Bến Tre triển khai xây dựng mô hình du lịch cộng đồng gắn với loại hình homestay kiểu mới
Homestay Cái Cấm, xã Tân Thành Bình, huyện Mỏ Cày Bắc
Ông Trương Quốc Phong, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ nhiệm đề tài trên nhằm hướng đến xây dựng quy chuẩn loại hình du lịch Homestay tại Bến Tre và sử dụng nguyên vật liệu tự nhiên sẵn có tại địa phương (từ cây dừa và các nguyên vật liệu khác phù hợp với môi trường nông thôn). Việc xây dựng và ban hành bộ quy chuẩn áp dụng cho dịch vụ Homestay kiểu mới tại Bến Tre và tiếp tục khai thác tiềm năng hiện có của du lịch địa phương để thu hút du khách đến và giữ chân khách dài ngày trong điều kiện tìm hiểu văn hóa bản địa tại các mô hình điểm của 3 xã ven TP.Bến Tre nhằm tăng lượt khách 15% trong năm 2019 (hiện nay 3000 lượt khách /năm).
Để thực hiện mục tiêu trên các thành viên trong dự án khảo sát đánh giá hiện trạng chọn điểm làm mô hình mẫu: chọn 10 điểm Homestay hiện hữu tại 03 xã phía Nam thành phố Bến Tre và các huyện lân cận để chọn mô hình điểm xây dựng mô hình Homestay kiểu mới góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương thông qua việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ cho khách; cũng như thực hiện công việc chính mà đề án đã đặt ra. Qua đó góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa, tài nguyên môi trường tại điểm đến. Đồng thời, đề xuất giải pháp nhằm duy trì, phát triển và nhân rộng mô hình ra toàn tỉnh sau khi kết thúc dự án.
Dự án “Xây dựng mô hình du lịch cộng đồng với loại hình du lịch Homestay kiểu mới tại Bến Tre” sẽ giải quyết được các mục tiêu cụ thể và chi tiết nhất của vấn đề sản phẩm và dịch vụ hiện nay phù hợp với thị trường khách Quốc tế. Homestay kiểu mới được thực hiện theo tiêu chuẩn nhà dân có phòng cho khách du lịch thuê theo tiêu chuẩn ASEAN (khách nghỉ đêm tại nhà dân hoặc trong khuôn viên có nhà nghỉ dành riêng cho khách nhưng không gian, cảnh quan trang trí giống như nhà dân và gắn liền nhà chủ homestay); người phục vụ có kỷ năng giao tiếp chuyên nghiệp, sinh hoạt cùng du khách như người thân trong gia đình. Ngoài ra kết nối và tạo mối liên hệ hợp tác những điểm dịch vụ với làng nghề truyền thống phục vụ tốt cho nhu cầu du khách khi đến tham quan, trải nghiệm tại địa phương. Qua đó, giới thiệu đến du khách của vùng làng quê sông nước xứ dừa tạo ấn tượng tốt để khách lưu lại dài ngày hơn; đặc biệt là xây dựng thương hiệu du lịch sinh thái, sông nước Xứ Dừa trong thời gian tới./.