Moenjodaro - Một di tích cổ của Pakistan
Và người ta phát hiện thấy có một ý đồ quy hoạch đô thị rất rõ rệt trong việc tách rời khu dân cư với khu buôn bán. Tại Moenjodaro cũng như Harappa, những thành phố lớn cách nhau 600km, sơ đồ đường phố theo hình bàn cờ nói lên một mối quan hệ an ninh và đời sống rất hiện đại và cho thấy phải có một hệ thống quản lý đô thị phát triển và hiệu quả. Chẳng hạn các kiến trúc sư đã bố trí một không gian thông nhau giữa sinh hoạt công cộng và đời tư bằng cách bố trí lối vào các ngôi nhà qua các phố nhỏ và dành những trục lớn cho giao thông.
Nhưng đó không phải là bằng chứng duy nhất về một chủ trương quy hoạch đô thị chính chắn, con người trong nền văn minh Indus là những người đầu tiên trong lịch sử (về mặt này đi trước cả người hy Lạp và người La Mã) tỏ ra quan tâm nhiều đến vậy, đến các cơ sở y tế và các thiết bị tập thể. Mỗi ngôi nhà được trang bị một hệ thống thoát nước thải dẫn đến các bể chứa. Những đường cống bắt đầu từ chân tường được bọc gạch ăn thông với các hệ thống cống ngầm đào sâu dưới mặt đường. Những hệ thống cống ngầm này lại dẫn đến những bể chứa lớn hơn và cũng được che đậy, có nhiệm vụ tháo rác và nước thải ra ngoài khu dân cư.
Một luận điểm khác, nổi bật hơn nữa hậu thuẫn cho ý kiến cho rằng có một chính quyền dân chủ, đó là việc tìm được những bộ hầu như đầy đủ, những quả cân bằng đá mài nhắn hình lập phương, nữa lập phường, hình trụ hay hình cầu và hầu hết xem ra có vẻ đúng trọng lượng tiêu chẩn. Rõ ràng phải có một chính quyền rất vững chắc mới áp đặt được những tiêu chuẩn bun bán chặt chẽ đến nay.
Chưa thể đưa ra một kết luận dứt khoát nào, chừng nào chưa giải mã được chữ viết của nền văn minh Moenjodaro. Nhưng qua những gì đã biết, một ngày kia rất có thể ngư ta sẽ phát hiện ra rằng biểu hiện đầu tiên trong lịch sử của một “chính quyền của nhân dân” đã xuất hiện cách đây 5000 năm trên bờ sông Indus. Di tích Moenjodaro được ghi vào Danh sách di sản thế giới từ năm 1980.