Những di tích lịch sử chính của thủ đô La Habana-Cuba
Trong vùng Cảng La Habana, do thương mại phát triển mà đỉnh cao là vào năm 1763, kéo theo sự mở rộng của thành phố. Tro g khu La Habana cổ hiện còn tồn tại 1 quẩn thể kiến trúc thời thuộc địa cổ nhất châu Mỹ. Giá trị đích thực của nó không chỉ ở hàng ngàn tòa nhà được xem như những công trình nghệ thuật quốc gia mà còn ở nét kiến trúc hài hòa được thể hiện trên một diện tích 156ha được gìn giữ gần như nguyên vẹn. Đây là một trường hợp hiếm thấy trên thế giới.
Do đánh giá được những giá trị này, ngày 14/12/1982. Tổ chức giáo dục. Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp quốc (Unesco) đã chính thức công nhận: Trung tâm thành phố La Habana cổ và hệ thống pháo đài thời thuộc địa là Di sản nhân loại.
Các bức tường thành bao quanh thành phố trong các thế kỷ 18 và 19, giờ chỉ còn lại 4 đoạn, trong đó có 2 còn tháp canh một đoạn đối diện với Nhà hát lộ thiên tại Đại lộ cảng và đọa thứ tư nằm đối diện với Bảo tàng cách mạng. Những bức tường thành còn lại là những dấu ấn của thời gian giúp cho du khách hình dung được cuộc sống thời thuộc địa xa xưa ở một thủ đô thường xuyên bị bọn cướp biển quấy phá.
Cũng chính tại thành phố này, trên đường Paula, vào năm 1853 đã chào đời Người Anh hùng Dân tộc Cuba José Marti. Để tưởng nhớ người mẹ của người. Sau này con đường được đổi tên thành đường Leonor Pérez . Ngôi nhà nơi Marti chào đời trở thành Bảo tàng Quốc gia trưng bày những kỷ vật của Người Anh hùng Dân tộc.
Trong sân Viện Bảo tàng Cách mạng hiện còn trưng bày chiếc du thuyền mà vào cuối năm 1956, dưới sự chỉ huy của đồng chí Fidel Castro, 82 chiến sĩ đã thề tiếp tục cuộc chiến tranh giành độc lập của những chiến sĩ Mambi thế kye trước. Họ đã từ Mehicô vượt biển về Cuba để dựng tranh giải phóng. Cuối cùng họ đã giành được độc lập vĩnh viễn cho Cuba. Đó là chiếc du thuyền Granma.