Hành trang lữ khách

Viếng động Người Xưa ở Hà Nội

Cập nhật: 24/06/2009 16:58:03
Số lần đọc: 4581
Nằm cuối thung lũng nhỏ giữa những quả núi trong khu thắng cảnh Hương Sơn, động Người Xưa hay còn gọi là động Ngày Xưa như càng thêm hấp dẫn .

Khi nhắc đến Động Người xưa, nhiều người chỉ biết đến khu hang động nổi tiếng trong Vườn quốc gia Cúc Phương (huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình) mà ít ai biết đến, tại thắng cảnh Hương Sơn nổi tiếng (thuộc huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội) cũng có động Người Xưa với nhiều nét xưa cổ. Về mặt vị trí địa lý, động Người Xưa nằm ở vị trí điểm cuối phía tây nam của thành phố Hà Nội hiện nay, chỉ qua một quả núi sẽ sang đất Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình.

Vượt qua quãng đường dài hơn 50km từ trung tâm thủ đô về khu du lịch Hương Sơn, chạy xe theo lối vào bến Yến, du khách sẽ không còn lo chuyện lạc đường. Dù ham mê khám phá hang động nhưng nhiều du khách không thể không ngắm nhìn những đàn cá lững lờ dưới suối Yến, dòng nước xanh trong có thể nhìn thấy các sinh vật tồn tại phía đáy suối.

Men theo lối mòn nhỏ duy nhất uốn lượn dưới chân những ngọn núi, kết thúc con đường nhỏ là khu di tích chùa Long Vân. Nhiều người qua đây thường ghé vào chùa xin một lá sớ cầu an.

“Vào động Người Xưa, nếu đi nhanh khoảng một tiếng băng rừng sẽ tới. Lúc về, nếu thong thả thời gian hãy nhớ ghé động Long Vân, chùa Khế, động Tiên Tự... để có thể hiểu được toàn bộ những khu di lích vùng thắng cảnh Hương sơn”.

Kết thúc lối mòn, gần một cây số như những bậc thang đá sắp đặt với hai bên đường là những khối đá khổng lồ, khi thì dựng đứng, khi thì thoai thoải nên du khách có thể ngồi tránh nắng nghỉ chân, lấy sức tiếp tục cuốc bộ. Hương ngọc lan thoang thoảng dọc lối đi, khách nhàn du có cảm giác yên bình, khoáng đạt của đất trời nơi đây.

Bước vào cửa động, mùi nồng của lá rừng khô đang mục nát sau những cơn mưa mấy đêm trước xông lên cái cảm giác đặc sánh của không khí trong động. Tiến sâu hơn, ta sẽ bất giác giật mình khi những giọt nước từ những phiến đá trên cao nhỏ giọt vào người.

Trở ra, tiếp tục men theo lối mòn giữa những khe núi, hiện ra trước mắt chúng ta là chùa Cây Khế, động Tiên Tự…

Vượt qua con đường mòn gần một cây số luồn dưới rặng tre trúc bao trùm khoảng thung lũng nhỏ, chúng ta đã đến chỗ được giới thiệu là nơi chứa đựng nhiều di chỉ khảo cổ.

Bên trong cửa động, nhìn lên phía trên, ta có thể thấy được điểm di tích hóa thạch mang hình người cổ xưa.

Hang đá vắng lặng, trong hang động rộng lớn, khung cảnh gợi cho khách nhàn du cảm giác như đang đi ngược thời gian trong hành trình về nguồn cội xa xưa.

Nguồn: website Thesaigontimes

Cùng chuyên mục