Thành phổ cổ Isfaham, Iran
Từ thế kỷ 10, khi khoa học còn chưa phát triển tại đất nước Iran thì kiểu kiến trúc tận dụng ánh sáng tự nhiên trở nên khá phổ biến ở đây. Với điều kiện khí hậu nóng bức cả ngày nhưng ban đêm lại lạnh giá, những bức tường với những ô cửa sổ đón ánh nắng vừa có thể cách nhiệt lại vừa giữ nhiệt.
Những kiến trúc truyền thống như nhà thờ, các khu buôn bán ở Iran chủ yếu được thiết kế theo kiến trúc mái vòm. Cửa sổ và lỗ hổng trên mái luôn được tận dụng triệt để để vừa tạo hiệu quả thẩm mỹ, vừa làm cân bằng nhiệt độ bên trong các tòa nhà".
Người Iran tự hào đặt tên cho thành phố Isfahan là "phân nửa của thế giới" bởi mật độ dày đặc của các công trình mang ý nghĩa tôn giáo lịch sử tập trung ở đây. Không thể phủ nhận, làm nên phong cách kiến trúc đặc sắc chính là sự khéo léo của những kiến trúc sư Iran khi tạo ra những khoảng trống trên bức tường để đón nhận ánh sáng mặt trời, vừa đơn giản mà mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao.