Độc đáo đàn nón Việt Nam
Ý tưởng và đôi tay
Nghệ nhân Phạm Chí Bích có ý tưởng làm đàn nón từ khi ông xem những tiết mục múa nón của Việt
Nghệ nhân chia sẻ, từ khi bắt tay vào làm đến khi hoàn thiện mất 6 tháng. Việc sấy gỗ, dán… phải làm thận trọng, từ từ, tránh biến dạng khi thời tiết thay đổi, ảnh hưởng tới âm thanh của đàn.
Âm thanh của đàn nón Việt
Theo nghệ nhân Phạm Chí Bích: Đàn nón cho phép 5 nhạc công chơi cùng một lúc, tư thế (đứng, ngồi) và diễn tấu (đổi tay) linh hoạt, đồng thời khuôn mặt biểu diễn hướng lên và có thể hỗ trợ người bên cạnh thể hiện những nốt nhấn nhá, nhanh, chính xác.
Đàn nón và Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội
Vừa ra mắt cuối năm 2008, đàn nón còn gần như hoàn toàn mới lạ với công chúng và cả giới chuyên môn. Nghệ nhân Phạm Chí Bích mong muốn trước hết đàn nón sẽ được giới thiệu rộng rãi tới công chúng. Sau nữa là giới chuyên môn sẽ quan tâm, nghiên cứu, có những sáng tác dành riêng cho đàn nón Việt
Khi chúng tôi tới căn phòng nhỏ trên tầng 4, số 9 Hàng Nón, đàn nón Việt Nam sau vài lần biểu diễn thử dường như đang "thư giãn" để nghệ nhân lên dây lại. Có dây chùng, có con nhạn nằm tần ngần chưa biết nên đứng vào đâu… Rõ ràng, cây đàn - sản phẩm lần đầu vẫn còn đang chờ bàn tay nghệ nhân chăm sóc, chờ nhạc công để cùng họ cống hiến hết mình cho khán giả.
Người nghệ nhân cũng bày tỏ ý tưởng sân khấu cho đàn nón được thiết kế riêng - đàn và nhạc công được đặt trên một bục tròn quay từ từ để khán giả vừa nghe vừa xem biểu diễn ở nhiều góc độ.
Ông cũng nghĩ: Nếu đàn nón đóng góp phần nào đó cho hoạt động văn hóa kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội thì đó sẽ là niềm tự hào lớn và cũng là trách nhiệm của một công dân, một nghệ nhân làng nghề của Thủ đô.