Hang động Jenolan, Australia - Hang động cổ nhất thế giới
Kể từ khi mới được phát hiện năm 2006, quần thể hang động này được cho là chỉ hình thành từ khoảng vài nghìn năm trước. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu Australia đã sử dụng kỹ thuật đo đạc truyền thống thường được các công ty dầu khí áp dụng để thăm dò các mỏ dầu để kiểm tra. Họ lấy các mẫu đất sét từ hang và đo độ kali phóng xạ trong đó. Tất cả đều hết sức ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng các mẫu vật có niên đại 340 triệu năm, thuộc kỷ Than đá. Kỷ Than đá là giai đoạn địa chất thứ năm trong Đại cổ sinh, kéo dài từ cách đây 350 triệu đến 290 triệu năm. Thời kỳ này được biết tới với những cây dương xỉ khổng lồ cao 30-40 m và các mỏ than lớn hình thành trong những vùng nhiệt đới rộng lớn lúc đó, bao gồm cả châu Âu hiện nay. Một số loài bò sát đầu tiên cũng xuất hiện trong thời kỳ này. Khí hậu Trái đất lúc đó rất tương phản, pha trộn giữa một vùng nhiệt đới ẩm ướt và một vùng đóng băng. Như vậy, hang động Janolan ra đời trước cả khi các loài khủng long sinh sôi trên Trái đất và trước khi những Ngọn núi xanh Blue hình thành tại Australia. Hang động Jenolan trở thành sự quan tâm của các nhà khoa học đối với mọi biến động địa chất còn chưa biết tại Jenolan. Tuổi thọ của hang động Jenolan này đã phá kỷ lục 90 triệu năm của quần thể hang động tại bang New Mexico, Mỹ.