Vàng son đền Karnak – Ai Cập
Dọc theo lối vào đền là hai hàng nhân sư đầu cừu, biểu tượng của thần Amon, một trong những vị thần tối cao của tôn giáo Ai Cập cổ. Cổng chính đền Karnak được thiết kế đầy tính hình tượng. Bức tường bên trái thấp tượng trưng cho sa mạc, bức tường cao bên phải tượng trưng cho vùng cao nguyên phía bờ Tây, còn lối vào ở giữa chính là dòng sông Nil. Ngay khi bước qua bức tường “bên thấp bên cao”, chúng ta dường như lạc vào một thế giới khác, thế giới của các pharaoh cổ đại. Hàng ngàn năm đã trôi qua nhưng vầng hào quang văn minh Ai Cập vẫn khiến cho người ta phải kinh ngạc. Khắp nơi là những pho tượng đá uy nghi khổng lồ, các bức tường dài khắc đầy chữ tượng hình, những khuôn mặt nhân sư trầm mặc, các hàng cột đá nặng hàng tấn đứng sừng sững như thách thức thời gian.
Có một chi tiết thú vị là hai hàng cột dọc theo lối đi có hình dáng như những bông hoa đang nở với đầu cột xòe ra, còn những hàng cột bên trong thì búp lại ở trên đầu. Hướng dẫn viên Amir giải thích đó là một ví dụ về tính hình tượng trong tư duy mỹ thuật của người cổ đại. Hai hàng cột Không ai trong chúng ta có thể tưởng tượng được vẻ đẹp huy hoàng của đại sảnh này cách đây mấy ngàn năm. Tuy nhiên, khi lạc lối trong rừng cột đá tuyệt đẹp, ngửa cổ ngắm nhìn mây trời lồng lộng phía trên những đỉnh cột mà màu sắc hoa văn trang trí vẫn còn sắc nét thì cũng có
Cuối khu thánh địa có một hồ nước nhỏ là nơi khi xưa các tu sĩ thực hiện nghi thức tẩy trần mỗi ngày ba lần. Trên bờ hồ có một con bọ hung bằng đá khổng lồ tượng trưng cho sự bất tử. Người Ai Cập cổ tin rằng thần Mặt trời được một con bọ hung kéo bay ngang qua bầu trời mỗi ngày. Và không biết tự bao giờ người ta còn tin rằng nếu đi vòng quanh con bọ hung này bảy vòng, bạn sẽ tìm thấy tình yêu đích thực của mình.
sát lối đi giống như những hàng cây mọc bên bờ sông Nil tươi mát mới nở hoa, còn các hàng cột bên trong sa mạc thì không có hoa (!).
thể hình dung ra phần nào nét vàng son nguyên thủy của Karnak.
điều phi thường.