Đảo ngọc Phú Quốc, điểm đến của Kiên Giang
Bãi Dài ở đây được đặt do sự thích thú của dân địa phương trước nét đẹp tuyệt mũ của bãi cát trắng dài ngút tầm mắt vẫn hút khách trong những ngày biển đẹp. Bởi những cồn cát trắng thuần khiết, bởi tiếng sóng vỗ bờ không gợn chút ồn ào xe cộ và còn bởi một bãi tắm gần như còn nguyên vẹn từ thuở hồng hoang đẹp đến ngỡ ngàng...
Từ lâu Phú Quốc đã nổi tiếng với những đặc sản như ngọc trai, hồ tiêu, nước mắm… Danh lam thắng cảnh, khí hậu và đặc biệt là những khu rừng nguyên sinh cùng những bãi biển cát trắng chạy dài, nước trong xanh chạy quanh đảo còn nguyên sơ, chưa chịu nhiều sự tác động của con người đang hút hồn du khách gần xa. Hãng tin ABC News năm ngoái đã bình chọn bãi biển của Phú Quốc đứng đầu trong số 5 bãi biển đẹp và sạch, nhưng còn ít người biết tới trên thế giới.
Từ Bãi Dài, thuê một canô nhỏ ra đảo Móng Tay, ta sẽ có một buổi sáng tha hồ ngụp lặn chiêm ngưỡng những rặng san hô đa sắc và bất ngờ với những đàn cá thoắt ẩn, thoắt hiện rồi nếm trải thú vui câu cá giữa biển xanh. Chiều đến, trở về Bãi Dài, sau 15 phút tiếp tục hành trình dọc bờ biển, ta đã có mặt ở bãi gành dầu để ngắm hải giới Việt
Chưa hết, trong lịch trình ngắn ngày ở đảo ngọc, du khách không thể bỏ qua chuyến băng rừng nguyên sinh xanh mát. Nếu không quá vội, bạn nên ghé thăm vườn tiêu và mua đặc sản của đảo ngọc làm quà cho người thân.
Trong khi đó,
Rời Bãi Vòng khi chiều xuống, điểm tiếp đến là Bãi Sao – bãi biển có cát trắng nhất cả nước.
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, toàn đảo Phú Quốc được qui hoạch thành 13 khu du lịch lớn nằm ven 2 bờ Đông và Tây của đảo. Qui hoạch 5 khu đô thị lớn, gồm: Dương Đông, An Thới, Cửa Cạn, Hàm Ninh và Gành Dầu. 25 dự án đã được cấp phép đầu tư, vốn trên 30.000 tỷ đồng, trong đó 7 dự án đầu tư nước ngoài, vốn 9.861 tỷ đồng.
Tuy nhiên càng nhiều khu đô thị lớn trên đảo càng cần quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường bởi điều này liên quan đến cảnh quan của các điểm du lịch.
Với quá trình đô thị hóa nhanh chóng và sự phát triển bùng nổ của ngành dịch vụ, các điểm du lịch sẽ sớm mất đi sức hút của các điểm du lịch trong nước nếu không được bảo vệ một cách cẩn trọng. Việc bảo vệ môi trường càng có ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp trong ngành du lịch bởi họ sống nhờ nguồn du khách. Do đó, bảo vệ cảnh quan môi trường không chỉ là mối quan tâm mà còn là trách nhiệm của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, dịch vụ với tư cách là người khai thác trực tiếp và gián tiếp giá trị của những điểm du lịch này.
Tại Hội thảo diễn ra trong khuôn khổ Hội chợ trên đảo Phú Quốc PGS.TS. Nguyễn Văn Phước, Viện trưởng Viện Môi trường và Tài nguyên TP. Hồ Chí Minh cho rằng bảo vệ môi trường trong kinh doanh du lịch quyết định sự phát triển bền vững của ngành này, góp phần cải thiện môi trường.
Theo ông Boris Fabres, chuyên gia, cố vấn cao cấp Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng (MCD), ngành du lịch biển Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức do vấn nạn từ ô nhiễm môi trường biển. Một nghiên cứu mới đây cho biết, ngành du lịch nước ta mất khoảng 89 triệu USD/ năm do ô nhiễm môi trường. Nếu không giảm bớt sự ảnh hưởng của ô nhiễm, ngành công nghiệp không khói của Việt Nam sẽ mất đi nguồn thu lớn, do đó cần sớm có những động thái tích cực bảo vệ môi trường, trong đó có môi trường biển.