Thanh Hoá: Bảo tồn, phát huy giá trị vốn văn hoá đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số
Vừa qua Sở VH,TT&DL Thanh Hoá đã tổ chức đêm hội "Hương sắc vùng cao" với sự tham gia của hơn 300 nghệ sĩ, nghệ nhân là con em của 6 dân tộc Thái, Khơ Mú, Mường, Dao, Mông, Thổ đến từ 13 huyện miền núi, trung du tỉnh Thanh Hoá.
|
Hát xắc bùa. |
Với mục đích bảo tồn, phát huy giá trị vốn văn hoá đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số, tại đêm hội này, các nghệ sĩ đã biểu diễn các làn điệu dân ca, dân vũ, các điệu khặp, khua luống, Pôồn Pôông, hát xắc bùa, xường rang trên nền các nhạc cụ của dân tộc mình như: khèn bè, sáo ôi, pí một, pí muùn, chiêng, trống... Đặc biệt, dàn cồng, chiêng cổ của dân tộc Mường, huyện Cẩm Thuỷ với những những âm thanh sống động, hào hùng đã đem đến cho đêm hội những cảm xúc mới lạ, ngạc nhiên và thích thú. Mặc dù chương trình này được truyền hình trực tiếp trên sóng của truyền hình Thanh Hoá, nhưng nhiều người dân thành phố vẫn háo hức đi xem đêm hội để được thưởng thức, được hoà mình vào đêm hội vùng cao cùng các dân tộc anh em.
Xác định rõ tầm quan trọng của các giá trị văn hóa truyền thống đối với đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số, những năm gần đây, tỉnh Thanh Hoá đã tập trung bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc thiểu số. Nhiều chuyên đề, đề án về công tác bảo tồn và phát huy di sản dân tộc thiểu số được xây dựng, nghiên cứu để từng bước khôi phục các trò chơi, các làn điệu dân ca dân vũ, các lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số, tổ chức các ngày hội văn hóa dân tộc... Mặt khác, 11 huyện miền núi Thanh Hoá thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hoá trong những ngày lễ, ngày tết đã góp phần khôi phục và gìn giữ những nét văn hóa truyền thống của các dân tộc, từ đó giáo dục ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cho lớp trẻ.
Xác định rõ tầm quan trọng của các giá trị văn hóa truyền thống đối với đời sống kinh tế - xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số, những năm gần đây, tỉnh Thanh Hoá đã tập trung bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc thiểu số. Nhiều chuyên đề, đề án về công tác bảo tồn và phát huy di sản dân tộc thiểu số được xây dựng, nghiên cứu để từng bước khôi phục các trò chơi, các làn điệu dân ca dân vũ, các lễ hội truyền thống của các dân tộc thiểu số, tổ chức các ngày hội văn hóa dân tộc... Mặt khác, 11 huyện miền núi Thanh Hoá thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hoá trong những ngày lễ, ngày tết đã góp phần khôi phục và gìn giữ những nét văn hóa truyền thống của các dân tộc, từ đó giáo dục ý thức gìn giữ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống cho lớp trẻ.
Nguồn: TTXVN