Ấn Độ giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thông qua nghệ thuật
Ảnh minh họa. Nguồn: The Talented Indian
Trong nhiều thế kỷ qua, người dân Ấn Độ đã có sự tương tác đa dạng bởi truyền thống khu vực, ngôn ngữ và tôn giáo mang đậm bản sắc văn hóa quốc gia. Đánh giá cao sự đa dạng của văn hóa sẽ giúp Ấn Độ trở nên khác biệt và nổi bật hơn so với những quốc gia khác trên thế giới.
Bảo tồn bản sắc văn hóa Ấn Độ thông qua nghệ thuật múa cổ điển
Các loại hình nghệ thuật Ấn Độ như âm nhạc, múa cổ điển và hội họa phản ánh truyền thống và tập quán văn hóa đa dạng đang thịnh hành ở Ấn Độ. Những loại hình nghệ thuật này đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn bản sắc văn hóa. Nghệ thuật Ấn Độ xây dựng 8 hình thức múa cổ điển nổi bật là Bharatanatyam, Kathak, Kuchipudi, Manipuri, Mohiniyattam, Odissi, Sattriya và Kathakali. Mỗi loại hình nghệ thuật múa đều có phong cách và di sản riêng biệt đồng thời có ý nghĩa lịch sử và văn hóa đối với Ấn Độ.
Di sản văn hóa Tamil Nadu đã tạo nên bản sắc riêng cho Ấn Độ. Bharatanatyam là điệu múa đến từ bang Tamil Nadu ở miền Nam Ấn Độ. Đặc trưng là động tác chân phức tạp, nét mặt phức tạp và cử chỉ tay. Cùng với âm nhạc Carnatic được kết hợp tạo nên những điệu múa cổ điển nổi tiếng tại Ấn Độ.
Ngoài ra còn có điệu múa Kathak đặc trưng cũng có nguồn gốc từ vùng Uttar Pradesh. Nổi bật ở động tác chân nhanh, chuyển động tay phức tạp và biểu cảm kèm theo những cú xoay duyên dáng. Điệu nhảy chịu ảnh hưởng từ cả nền văn hóa Hindu và Hồi giáo, phản ánh sự đa dạng của các truyền thống Bắc Ấn Độ trong lịch sử.
Bảo tồn bản sắc văn hóa Ấn Độ thông qua âm nhạc và yoga
Âm nhạc và múa cổ điển cũng lâu đời như nền văn minh Ấn Độ. Nghệ thuật âm nhạc cổ điển Ấn Độ là cách giúp xây dựng bản sắc văn hóa của quốc gia này. Âm nhạc cổ điển Ấn Độ là một trong những truyền thống âm nhạc lâu đời nhất trên thế giới. Nhịp điệu hoặc giọng điệu bắt nguồn từ các văn bản Vệ Đà. Nhạc Hindustani và nhạc Carnatic là hai truyền thống âm nhạc cổ điển riêng biệt ở Ấn Độ mặc dù nước này cũng là quê hương của nhiều phong cách dân gian, nhạc bán cổ điển và nhạc pop.
Đầu tiên là Hindustani gắn liền với Bắc Ấn Độ, thường sử dụng các nhạc cụ đặc biệt là sitar và tabla. Loại thứ hai là nhạc Carnatic gắn liền với Nam Ấn Độ có phong cách và nhạc cụ riêng biệt là veena và mridangam. Cả hai loại nhạc này đã được truyền qua nhiều thế hệ và được lưu giữ qua các đạo sư và đệ tử tận tâm. Âm nhạc cổ điển Ấn Độ ngày nay phát triển lan tỏa bởi sự tiếp thu của các nghệ sĩ trẻ và vận dụng sáng tạo trong lĩnh vực nghệ thuật.
Bên cạnh đó, yoga - môn nghệ thuật cổ xưa có nguồn gốc từ Ấn Độ cũng đã trở thành một phần không thể thiếu trong bản sắc văn hóa Ấn Độ. Yoga đã phát triển trong hàng nghìn năm qua và gần đây đã trở nên phổ biến trên khắp thế giới. Yoga cũng khuyến khích văn hóa rèn luyện sức khỏe thể chất - tinh thần và lan tỏa trên khắp thế giới.
Yoga hiện là một môn vận động thể chất có tác dụng tăng cường sự linh hoạt, dẻo dai và sức bền cho cơ thể. Những điều kỳ diệu của yoga vẫn khiến người dân trên khắp thế giới đón nhận tích cực và lan tỏa. Sự thần kỳ của yoga vì thế đóng vai trò tích cực về lợi ích sức khỏe và bảo tồn di sản văn hóa Ấn Độ cho đến ngày nay.
Bảo tồn bản sắc văn hóa Ấn Độ thông qua hội họa
Những bức tranh truyền thống của Ấn Độ như Warli, Pattachitra và Madhubani là những ví dụ về các loại hình nghệ thuật đóng vai trò bảo tồn bản sắc văn hóa Ấn Độ. Nghệ thuật Warli là phong cách hội họa ở Maharashtra mô tả cuộc sống nông thôn của bang.
Bắt nguồn từ truyền thống cổ xưa, nghệ thuật Warli phản ánh và mô tả tín ngưỡng địa phương, phong tục của vùng, cuộc sống nông thôn, những câu chuyện thần thoại và thiên nhiên.
Thường được sử dụng trong các lễ hội, nghi lễ, những bức tranh này đóng vai trò như một phương tiện bảo tồn di sản văn hóa của Ấn Độ và cũng mang đến niềm vui thẩm mỹ giúp con người kết nối với quá khứ.
Bảo tồn bản sắc văn hóa Ấn Độ thông qua tác phẩm điêu khắc
Tác phẩm điêu khắc đã tồn tại từ nhiều thế kỷ đến ngày nay. Giống như người Hy Lạp có những bức tượng bằng đá cẩm thạch là các vị thần và nữ thần thì Ấn Độ cũng có những tác phẩm điêu khắc có niên đại từ nền văn minh Indus cổ đại. Tượng nhỏ bằng đất sét, tác phẩm điêu khắc về phụ nữ, động vật… Tác phẩm điêu khắc có lẽ là một trong những loại hình nghệ thuật thực tế nhất để bảo tồn bản sắc và di sản văn hóa quốc gia.
Hay dệt may trong suốt những năm qua cũng đã góp phần to lớn vào việc bảo tồn nền văn hóa quốc gia. Saris, sherwani, dhoti, salwar kameez, lungi, dupatta và lehengas không chỉ là trang phục mà còn đóng vai trò là biểu tượng lịch sử cho di sản của Ấn Độ. Saris và dhotis có lẽ là những trang phục cổ xưa nhất của Ấn Độ có nguồn gốc từ nền văn minh Thung lũng Indus.
Bên cạnh đó, đồ trang sức cũng là một hình thức nghệ thuật và thủ công rất đẹp. Mỗi bang của Ấn Độ đều có phong cách và mẫu trang sức độc đáo có thể bắt nguồn từ lịch sử của khu vực đó.
Trong thời gian dài, các loại hình nghệ thuật của Ấn Độ đã đóng vai trò then chốt trong quá trình bảo tồn và xây dựng bản sắc văn hóa. Những loại hình này là phương tiện thể hiện và nâng cao nhận thức về văn hóa cho người dân.
Nghệ thuật Ấn Độ cũng là cầu nối kết nối di sản và văn hóa phong phú, góp phần vào bảo tồn di sản văn hóa. Trong quá trình toàn cầu hóa lan rộng, việc bảo tồn bản sắc văn hóa là điều quan trọng và chính các loại hình nghệ thuật đã và đang đóng góp hoàn hảo vào quá trình quảng bá và bảo tồn bản sắc cũng như sự đa dạng của văn hóa Ấn Độ với thế giới./.
Hồng Nhung