Non nước Việt Nam

Công bố chương trình Lễ hội nho và vang Ninh Thuận năm 2023

Cập nhật: 14/04/2023 14:28:19
Số lần đọc: 493
Sáng 14/4, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức họp báo thông tin Lễ hội nho và vang Ninh Thuận năm 2023 và đón nhận Bằng công nhận của UNESCO ghi danh "Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp".


Lễ hội nho và vang Ninh Thuận năm 2023 và đón nhận Bằng công nhận của UNESCO ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp” được diễn ra từ ngày 13/6 đến ngày 18-6.

Lễ hội nho và vang Ninh Thuận được diễn ra định kỳ 2 năm một lần

Trong thời gian tổ chức lễ hội sẽ diễn ra chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch sôi nổi, đặc sắc, mới lạ, mang thế mạnh đặc trưng, khác biệt của tỉnh với 12 hoạt động cấp tỉnh, gồm: Lễ hội Ẩm thực; Hội thảo phát triển giá trị cây nho và sản phẩm từ nho; Hội thảo Bảo tồn và phát huy giá trị “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm”; hoạt động tham quan trải nghiệm vườn nho, làng gốm Bàu Trúc, dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp và khám phá khu dự trữ sinh quyển thế giới Núi Chúa; cuộc thi giàn nho đẹp...

Ngoài các hoạt động nêu trên, tại các huyện, thành phố trong tỉnh cũng diễn ra nhiều hoạt động, sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch đặc sắc, thú vị như: Lễ hội trái cây Ninh Sơn; Ngày hội Văn hóa Raglai; khám phá cảnh quan dọc tuyến đường ven biển tỉnh Ninh Thuận...

"Nghệ thuật làm gốm của người Chăm được đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp"

Lễ hội nho và vang là lễ hội truyền thống của tỉnh Ninh Thuận được tổ chức 2 năm một lần, nhằm mục đích tôn vinh giá trị cây nho mang lại, góp phần xây dựng thương hiệu độc đáo, khác biệt, giàu bản sắc. Hiện tại, Ninh Thuận được xem là "thủ phủ" nho của cả nước, với diện tích trên 1.000ha.

Ngoài ra, ngày 29/11/2022 vừa qua, tổ chức UNESCO đã chính thức ghi danh “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp”. Việc tổ chức đón nhận Bằng công nhận của UNESCO sẽ tạo sự lan tỏa đến nhân dân, du khách nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, các cấp, các ngành, địa phương trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể “Nghệ thuật làm gốm của người Chăm”.

Nguyễn Tiến

Nguồn: Báo Sài Gòn Giải phóng - sggp.org.vn - Đăng ngày 14/04/2023

Cùng chuyên mục

TIN NỔI BẬT