Hành trang lữ khách

Khám phá sự hấp dẫn của Cam Lâm – Khánh Hòa

Cập nhật: 22/05/2019 15:07:19
Số lần đọc: 1888
  Cam Lâm là một huyện mới của tỉnh Khánh Hòa. Từ Nha Trang có thể đi theo quốc lộ 1A hoặc đi theo đường tránh đến sân bay Cam Ranh cũng có thể đến được Cam Lâm. Là một huyện mới, nhưng Cam Lâm vẫn ẩn chứa trong mình nhiều tiềm năng phát triển, lẫn nhiều điểm đến hấp dẫn, đầy thú vị với du khách trong và ngoài nước.

Một trong những điểm đến đầy hấp dẫn và có nhiều tiềm năng để khai thác du lịch sinh thái ở Cam Lâm là suối Ba Li. Con suối tự nhiên như dải lau trắng này bắt nguồn từ núi Chiến, cùng suối Tranh, suối Thượng (núi Chà Pau), suối Rích, suối Cóc rồi đổ nước về hồ chứa nước lớn. Tạo nên cảnh quan cực kỳ thú vị. Suối Ba Li là một điểm du lịch nổi tiếng của huyện Cam Lâm, vì đường tới suối thuận tiện. Và đặc biệt, khu vực này vẫn còn hoang sơ, thích hợp cho loại hình du lịch dã ngoại, cắm trại. Con suối này hiện đang được Cam Lâm kết hợp với nhiều địa bàn lân cận liên kết trong các tua du lịch để đẩy mạnh phát huy sự hấp dẫn của con suối này.

Điều thú vị hơn nữa là cái hồ phía dưới ngọn suối rất rộng lớn, nước quanh năm trong vắt. Với diện tích lưu vực là 59,4 km2, đập cao 23,2m, hồ chứa 22,1 triệu m3 nước, không chỉ để cho khách lựa chọn chụp hình, thư giãn ngắm mặt trời lặn lúc hoàng hôn mà còn cung cấp nước sinh hoạt cho 70.000 hộ dân. Huyện Cam Lâm và thị xã Cam Ranh là vùng bán sơn địa, trên địa bàn có ít sông, suối nên toàn bộ tưới tiêu đều phụ thuộc vào hồ chứa nước này. Rời suối Ba Li, trên hành trình khám phá Cam Lâm có thể ghé  Bãi Dài. Tại Bãi Dài rất thí vụ bởi biển cạn, nước chỉ khoảng tới đầu gối, bạn có thể nô đùa cùng sóng biển hay thả mình trong làn nước trong xanh. Vị trí của Bãi Dài rất thuận lợi về mặt không gian cho hoạt động Team Building ( đám cưới ngoài trời).

Nổi tiếng ở Cam Lâm còn có món bún sứa và bánh tráng xoài. Bún được làm từ sứa, tôm, cua, thịt ba chỉ. Thường dùng sứa chân để chế biến món bún sứa. Bánh tráng xoài là một món ăn đặc sản khá nổi tiếng của huyện Cam Lâm. Xoài chín được gọt vỏ, sau đó cho vào máy xay thành dạng lỏng nhưng không quá nát. Dung dịch này được nấu trên bếp than trong khoảng 2 đến 3 giờ tùy theo thời tiết và chất lượng xoài nguyên liệu. Đây cũng là khâu quan trọng quyết định chất lượng sản phẩm cũng như bí quyết của mỗi người thợ. Sau đó người làm bánh thực hiện công đoạn tráng bánh thành từng lớp mỏng trên bề mặt nilon được lót sẵn trên một khuôn thép, cách mặt đất 100–120 cm. Bánh sau khi tráng được phơi dưới ánh nắng tự nhiên. Bánh xoài sau 1 ngày trên khung kim loại sẽ khô đều, vàng óng và thơm ngon./.

Nguồn: baodansinh.vn
Từ khóa: Khánh Hòa

Cùng chuyên mục