Tin tức - Sự kiện

Nghề làm đường thốt nốt của người Khmer là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Cập nhật: 27/02/2024 15:33:18
Số lần đọc: 730
Nghề làm đường thốt nốt của người Khmer được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa công bố.

Bà con Khmer An Giang thu hoạch nước thốt nốt, nguyên liệu chính dùng làm đường thốt nốt. Ảnh: Duy Khôi

Cụ thể, theo quyết định số 376/QĐ-BVHTTDL, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với Nghề làm đường thốt nốt của người Khmer, thuộc địa bàn huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang, loại hình nghề thủ công truyền thống.

Nấu đường thốt nốt. Ảnh: Duy Khôi

Thông thường, vụ thốt nốt bắt đầu từ tháng 10 âm lịch năm này đến đến tháng 4 âm lịch năm sau. Người Khmer ở An Giang leo lên ngọn cây thốt nốt, đặt dụng cụ để hứng nước từ cuống hoa. Đây là nguyên liệu để bà con dùng nấu đường, cho ra những mẻ đường, thẻ đường thốt nốt vàng ươm, thơm ngon. Trải qua thời gian, với kinh nghiệm dân gian truyền đời, bà con huyện Tri Tôn và thị xã Tịnh Biên nắm giữ những bí quyết thực hành nghề làm đường thốt nốt, làm nên di sản văn hóa phi vật thể đặc trưng ở địa phương. Đường thốt nốt là nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon như nấu chè, làm dưa cải… nhưng đặc sắc nhất là món bánh bò thốt nốt vang danh.

Bánh bò thốt nốt. Ảnh: Duy Khôi

Đăng Huỳnh

Nguồn: Báo Cần Thơ - baocantho.com.vn - Ngày đăng 26/02/2024

Cùng chuyên mục

TIN NỔI BẬT