Nhìn ra thế giới

Seoul: Thành phố đi đầu của văn hóa hiện đại

Cập nhật: 10/05/2023 10:36:21
Số lần đọc: 543
Theo hãng CNN, Seoul là thành phố đi đầu bắt nhịp với xu hướng văn hóa hiện đại.

Là trung tâm phát triển K-Pop và K-Drama bởi sự ra đời của những hiện tượng âm nhạc đình đám nổi tiếng thế giới, BTS đã trở thành nhóm nhạc bán ra nhiều sản phẩm nhất trên thế giới và gần đây, Hàn Quốc đã có ảnh hưởng mạnh mẽ khi bộ phim "Ký sinh trùng" giành giải Oscar cho phim hay nhất.

Ảnh minh họa. Nguồn: CNN

Bởi sự kết hợp mạnh mẽ của công nghệ tiên tiến và sự tôn trọng sâu sắc văn hóa truyền thống, Seoul hiện trở thành một trong những thành phố quan trọng và hấp dẫn nhất trong thế kỷ 21. Ở đây, các nhóm nhạc Hàn Quốc thường sử dụng metaverse để gặp gỡ người hâm mộ trong thế giới ảo trong khi những người dân cao tuổi thường sử dụng công nghệ mới để giới thiệu lịch sử tồn tại lâu đời trong thành phố.

Lan tỏa văn hóa toàn cầu

Jaejae là MC kiêm Youtuber nổi tiếng tại Hàn Quốc. Thông qua trên kênh YouTube, Jaejae đã biết tạo ra ảnh hưởng lan rộng. Jaejae đã tham gia phỏng vấn những ngôi sao lớn nhất của âm nhạc, điện ảnh và điện ảnh Hàn Quốc trên kênh YouTube MMTG - kênh có khoảng 2 triệu người đăng ký. Bởi sức ảnh hưởng mạnh, Jaejae đã trở thành một ngôi sao nổi tiếng ở Hàn Quốc. Bên cạnh những ngôi sao hạng A của Hollywood, các video của Jaejae thường bao gồm những cuộc trò chuyện với rapper J-Hope, nhóm nhạc nam Tomorrow x Together và nhóm Seventeen. Giống với Jaejae, danh tiếng của những ngôi sao này đã thu hút đông đảo lượng người hâm mộ trong những năm gần đây, một phần là bởi kết quả của tình yêu không ngừng nghỉ của Hàn Quốc với công nghệ mới và cách họ phát triển kết nối với người hâm mộ cả trong và ngoài nước. Jaejae tin rằng người dân Hàn Quốc sử dụng internet và đặc biệt là phương tiện truyền thông xã hội đã đưa thành phố Seoul trở thành điểm đến văn hóa toàn cầu.

"Tôi cho rằng mọi người thường thích những điều hấp dẫn. Họ chụp ảnh hoặc quay video…mọi thứ họ chụp đều tải lên internet, nội dung đó lan truyền khắp thế giới. Vì vậy, đó là lý do tại sao làn sóng K-Pop hay K-Drama đang lan rộng và có ảnh hưởng lớn trên thế giới", Jaejae nhận định.

Jaejae mô tả bản thân là một phần của thế hệ M-Z, thu hẹp khoảng cách giữa thế hệ Millennials và Thế hệ Z trẻ hơn. Jaejae cũng muốn nhấn mạnh rằng thế giới mà cô đang sống là đại diện cho cách nhìn mới về những gì mà mọi người thường đặt tên là "Newtro" - phong cách tân cổ được khởi xướng bởi thế hệ Millennial và GenZ ở Hàn Quốc đồng thời là trào lưu kết hợp giữa tính tân thời và sự hoài cổ. Khái niệm này pha trộn giữa tình yêu dành cho những thứ mới nhất mà mạng xã hội và Internet mang lại với niềm đam mê mọi thứ của những năm 1980 và 1990.

"Cổ điển và hiện đại là xu hướng mới đang phát triển ở Hàn Quốc", Jaejae nhấn mạnh.

Jaejae cũng nói rằng các dịch vụ vui chơi luôn đảm bảo những các loại game mới và cũ, giúp mọi người thỏa sức với đam mê. Ngay cả bên ngoài Cung điện Gyeongbokgung xinh đẹp của Seoul - nơi những người trẻ tuổi thích thú mặc trang phục hanbok truyền thống, tất cả đều cảm thấy gần gũi hơn với lịch sử của quê hương đất nước và lưu giữ lại những vẻ đẹp truyền thống trong thế giới hiện đại ngày nay.

Gắn kết văn hóa giữa thế hệ

Thuật ngữ "Newtro" không chỉ dành cho giới trẻ. Xu hướng này cũng dành cho những người thích lưu giữ truyền thống. Hàn Quốc thường sử dụng cách tiếp cận này để lan tỏa văn hóa trên khắp thế giới. Chẳng hạn như Hyunju Cho - một nhà thiết kế đồ họa đã nghỉ hưu sở hữu kênh YouTube có tên là Pearlysien. Bà giải thích Pearlysien là không gian giúp thế hệ cũ cũng có thể đắm chìm trong thế giới của K- Media và văn hóa, từ ẩm thực đến thời trang. Bà sử dụng kênh của mình để nói chuyện về những bộ trang phục mà bà đã mua ở châu Âu đồng thời đưa ra lời khuyên về những nơi tốt nhất để tìm thấy những món ăn hấp dẫn nhất ở Seoul.

"Tại sao tôi làm YouTube? Vì tôi đã về hưu. Những người dân Hàn Quốc cùng thế hệ với tôi thường nghĩ rằng nghỉ hưu là hết đời. Để làm một cái gì đó thực sự rất khó khăn. Nhưng, tôi muốn bắt đầu một cuộc sống mới, một khởi đầu mới", bà nói khi đang dạo quanh một khu chợ thực phẩm. Ngoài việc chia sẻ các mẹo ăn uống và lời khuyên trong cuộc sống, bà còn muốn sử dụng YouTube để mang đến những bài học cuộc sống cho khán giả nhỏ tuổi. Là một phụ nữ 60 tuổi nhưng suy nghĩ rất trẻ trung, bà Hyunju Cho cũng gửi đến một số thông điệp quan trọng thông qua kênh Youtube.

"Bí quyết để tồn tại là luôn thử những điều mới, cho dù đó là một miếng sushi bốc lửa hay một bộ trang phục hoàn toàn mới. Đây là bài học đáng để trải nghiệm", bà Hyunju Cho nói.

Thêm vào đó, ngay cả những nhà tắm và phòng tắm hơi truyền thống của Hàn Quốc ở Seoul cũng lưu giữ sự kết hợp tình yêu giữa cái mới và cái cũ. Có thể tìm thấy trên khắp thành phố, những nơi này thường mang đến cho người dân địa phương cơ hội làm mới bản thân và cảm thấy mình là một phần của cộng đồng rộng lớn hơn. Chẳng hạn như Jjimjilbang là một hình thức văn hóa tắm hơi có 1-0-2 của người Hàn Quốc. Đây không phải là những spa sang trọng mà còn là một trong những điểm đến thú vị, Du khách có thể cởi bỏ quần áo và tắm rửa sạch sẽ sau một ngày làm việc dài tại văn phòng. Cái nóng ăn sâu vào các bức tường, không thể tránh khỏi đối với tất cả những ai đến đây. Rất nhiều quy định đưa ra, bắt buộc mọi người phải tắm rửa sạch sẽ trước khi vào tắm. Nên buộc tóc dài khi tắm. Đồ vệ sinh cá nhân, ngoài xà phòng cơ bản, thường không được cung cấp thêm.

Tẩy tế bào chết là thuật ngữ thông dụng khi sử dụng dịch vụ tắm hơi jjimjilbang, bao gồm máy tẩy tế bào chết chuyên dụng và khăn tắm thường có sẵn để mua. Đôi khi, những phòng tắm này thậm chí còn cung cấp các phương pháp điều trị nhằm mục đích giúp du khách sạch sẽ nhanh chóng. Văn hóa tắm hơi này được cho là độc đáo và nguyên thủy. Đó là nước và lửa, cơ hội để làm sạch và tẩy tế bào chết dư thừa trong ngày và trong một số trường hợp, du khách có thể ăn thức ăn cay, nóng ngay sau đó. Khi ở bên trong bồn tắm, có một cảm giác sảng khoái hoàn toàn và được thoát ra.

Ngoài ra, tại Hàn Quốc, tất cả nam giới trong độ tuổi từ 18 đến 28 đều bắt buộc phải hoàn thành nghĩa vụ quân sự bắt buộc và có rất ít trường hợp ngoại lệ. Tất cả 7 thành viên của nhóm nhạc đình đám BTS đều sẽ làm như vậy, trong đó thành viên Jin của ban nhạc vừa nhập ngũ vào tháng 12/2022. Hay ngôi sao bóng đá Son Heung Min đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự vào năm 2020 (mặc dù anh ấy và các đồng đội Hàn Quốc của mình đã được miễn toàn bộ yêu cầu 21 tháng sau khi họ giành được danh hiệu Đại hội thể thao châu Á 2018).

Theo hãng CNN, lòng yêu nước kết hợp với niềm tự hào bởi sức ảnh hưởng của văn hóa K-Pop, K-Drama và Newtro, tất cả đã biến Seoul thành một thành phố độc đáo. Bằng cách nào đó, Seoul có thể cân bằng một cách khéo léo giữa cũ và mới, duy trì sự tôn trọng đối với truyền thống, từng bước thấm nhuần trong mọi thành phần của xã hội đồng thời phát huy những nét văn hóa mới mẻ bắt kịp với sự phát triển của thế giới./.

Hồng Nhung

 

Nguồn: Báo Tổ quốc - toquoc.vn - Ngày đăng 09/05/2023

Cùng chuyên mục

TIN NỔI BẬT