Tập huấn thúc đẩy du lịch có trách nhiệm gắn với bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dã tại Vĩnh Phúc
Lớp tập huấn thu hút đông đảo các học viên
Phát triển du lịch bền vững là sự phát triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai.
Vì vậy, chương trình được tổ chức nhằm thực hiện Luật Du lịch, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050, trong khuôn khổ dự án “Giảm cầu ngà voi” đã được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt tại Quyết định số 912/QĐ-BNN-HTQT ngày 15/3/2023; đồng thời nâng cao nhận thức của đội ngũ hướng dẫn viên du lịch.
Bà Phạm Lê Thảo - Phó Trưởng phòng Quản lý lữ hành (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) phát biểu tại lớp tập huấn
Dự lớp tập huấn có đại diện Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam; Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES tại Việt Nam; Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF - Việt Nam); Trường Đại học Mở Hà Nội; Trung tâm dịch vụ du lịch của Vườn Quốc gia Tam Đảo; các hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp, các nhà điều hành tour, các giảng viên du lịch từ các trường đại học, cao đẳng về du lịch.
Tại lớp tập huấn, các học viên đã được các chuyên gia phổ biến, giới thiệu về các quy định của CITES và pháp luật của Việt Nam về phòng chống buôn bán động thực vật hoang dã nói chung, ngà voi nói riêng; tập huấn kỹ năng hướng dẫn du lịch có trách nhiệm gắn với bảo vệ động vật hoang dã, nói không với ngà voi vì sự phát triển bền vững của du lịch Việt Nam và sinh kế của các bên liên quan.
Các học viên được các chuyên gia phổ biến về các nội dung liên quan đến bảo vệ động vật hoang giã, phát triển du lịch có trách nhiệm
Trao chứng nhận cho các học viên tham dự lớp tập huấn
Các chuyên gia và các học viên chụp ảnh lưu niệm
Chương trình thực tế trong khuôn khổ tập huấn
Trung tâm Thông tin Du lịch