Thái Lan muốn đưa Tom Yum Kung trở thành di sản văn hóa
Ảnh: Internet
Tờ Bưu điện Bangkok dẫn lời Bộ trưởng Văn hóa Thái Lan Itthiphol Kunplome cho biết ông rất hy vọng đề xuất này sẽ được UNESCO thông qua bởi món ăn này hiện rất nổi tiếng trên toàn thế giới. Theo ông Itthiphol, Tom Yum Kung thể hiện lối sống giản dị truyền thống của cộng đồng làm nông nghiệp dọc các con sông và con kênh trong khu vực đồng bằng miền Trung nước Thái, nơi các truyền thống ẩm thực gắn bó mật thiết với thiên nhiên.
Công thức và kỹ năng nấu món Tom Yum Kung đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ trong mỗi gia đình người Thái. Ngày nay, ngành công nghiệp ẩm thực bao gồm các nhà hàng địa phương và nước ngoài cũng đã mở rộng và tiếp thu kiến thức và kỹ năng nấu món ăn này. Tom Yum Kung hiện đã trở nên cực kỳ phổ biến và lan rộng ra các khu vực khác trên nước Thái. Và các đầu bếp cũng luôn sáng tạo ra các công thức mới để thỏa mãn các khẩu vị khác nhau của khách hàng.
Ông Itthiphol cho rằng, việc được đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể thế giới sẽ giúp đẩy mạnh danh tiếng quốc tế của ẩm thực Thái Lan và tạo thêm nhiều cơ hội kinh doanh cho ngành công nghiệp thực phẩm Thái Lan. Việc này cũng sẽ giúp tạo thêm nhiều việc làm trong các chuỗi cung ứng, từ những người trồng loại chanh giúp mang lại vị đắng trong canh cho tới các trang trại nuôi tôm cũng như các nhà hàng Thái Lan trên khắp thế giới.
Chính phủ Thái Lan cũng đang lên kế hoạch cho một chiến lược tiếp thị lớn nhằm tăng lượng tiêu thụ thực phẩm Thái Lan trên toàn cầu.
Trước đó, Trong các năm 2018 và 2019, UNESCO đã công nhận loại hình múa mặt nạ “Khon” và massage truyền thống Thái Lan là di sản văn hóa thế giới. Và hiện Thái Lan cũng đang chờ UNESCO phê duyệt đưa loại kịch múa truyền thống Nora và massage Thái vào danh sách di sản văn hóa.
Tờ Bưu điện Bangkok dẫn lời Bộ trưởng Văn hóa Thái Lan Itthiphol Kunplome cho biết ông rất hy vọng đề xuất này sẽ được UNESCO thông qua bởi món ăn này hiện rất nổi tiếng trên toàn thế giới. Theo ông Itthiphol, Tom Yum Kung thể hiện lối sống giản dị truyền thống của cộng đồng làm nông nghiệp dọc các con sông và con kênh trong khu vực đồng bằng miền Trung nước Thái, nơi các truyền thống ẩm thực gắn bó mật thiết với thiên nhiên.
Công thức và kỹ năng nấu món Tom Yum Kung đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ trong mỗi gia đình người Thái. Ngày nay, ngành công nghiệp ẩm thực bao gồm các nhà hàng địa phương và nước ngoài cũng đã mở rộng và tiếp thu kiến thức và kỹ năng nấu món ăn này. Tom Yum Kung hiện đã trở nên cực kỳ phổ biến và lan rộng ra các khu vực khác trên nước Thái. Và các đầu bếp cũng luôn sáng tạo ra các công thức mới để thỏa mãn các khẩu vị khác nhau của khách hàng.
Ông Itthiphol cho rằng, việc được đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể thế giới sẽ giúp đẩy mạnh danh tiếng quốc tế của ẩm thực Thái Lan và tạo thêm nhiều cơ hội kinh doanh cho ngành công nghiệp thực phẩm Thái Lan. Việc này cũng sẽ giúp tạo thêm nhiều việc làm trong các chuỗi cung ứng, từ những người trồng loại chanh giúp mang lại vị đắng trong canh cho tới các trang trại nuôi tôm cũng như các nhà hàng Thái Lan trên khắp thế giới.
Chính phủ Thái Lan cũng đang lên kế hoạch cho một chiến lược tiếp thị lớn nhằm tăng lượng tiêu thụ thực phẩm Thái Lan trên toàn cầu.
Trước đó, Trong các năm 2018 và 2019, UNESCO đã công nhận loại hình múa mặt nạ “Khon” và massage truyền thống Thái Lan là di sản văn hóa thế giới. Và hiện Thái Lan cũng đang chờ UNESCO phê duyệt đưa loại kịch múa truyền thống Nora và massage Thái vào danh sách di sản văn hóa.