Hành trang lữ khách

Trải nghiệm văn hóa bản địa ở “xứ sở thần tiên” Cao Bằng

Cập nhật: 24/12/2019 10:13:31
Số lần đọc: 1841
  Sau khi khám phá vẻ đẹp hùng vỹ của núi rừng phía Tây và miền di sản địa chất hàng nghìn năm ở phía Bắc, du khách sẽ được quay về phía Đông của Công viên địa chất (CVĐC) Non nước Cao Bằng để hòa mình vào nhịp sống yên bình với những mái nhà sàn cổ, nét văn hóa bản địa cùng phong cảnh sơn thủy hữu tình làm đắm say lòng người..., đúng với tên gọi “xứ sở thần tiên”.

Trước khi bước vào cộng đồng các dân tộc miền Đông của tỉnh Cao Bằng để sống trong không khí mát lành, được khỏa tay vào dòng nước Quây Sơn trong xanh, du khách sẽ được đi qua 2 điểm dừng chân thú vị: Đèo Mã Phục và “Mắt Thần núi”. Đèo Mã Phục thuộc xóm Cao Xuyên, xã Quốc Toản (Trà Lĩnh). Đèo có chiều dài hơn 3,5 km, độ cao gần 700 m so với mực nước biển, qua 7 tầng dốc. Đây là một trong những con đèo đẹp nhất ở Cao Bằng. 

Khoảng 260 triệu năm trước, khu vực này có nhiều núi lửa hoạt động ngầm dưới biển. Dung nham núi lửa phun lên trong nước biển bị nguội đột ngột tạo thành các cầu gối xếp chồng lên nhau với nhiều kích thước và màu sắc (bazan cầu gối). Bên cạnh giá trị đặc biệt về địa chất, đèo Mã Phục còn là một điểm di sản phi vật thể. Tích xưa kể rằng, giữa thế kỷ XI, thủ lĩnh người Tày là Nùng Trí Cao đã lãnh đạo nhân dân địa phương chống lại quân Tống ở phía bắc. Trong một lần tuần tra biên giới trở về, đến địa phận xã Quốc Toản ngày nay, gặp con đèo cao quanh co, dốc đứng án ngữ trước mặt, ngựa của Nùng Trí Cao bị khuỵu chân không thể đi tiếp được nữa. Từ đó dãy núi được đặt tên là Án Lại và con đèo được đặt tên là Mã Phục (ngựa quỳ).

"Mắt Thần núi" hay núi "Phja piót" (tiếng Tày là "Núi thủng") nằm ở xã Quốc Toản. Mắt Thần núi thực chất là một hang thủng hình tròn đường kính hơn 50 m, nằm ở độ cao khoảng 50 m so với mặt hồ. Đến tham quan Mắt Thần núi vào mùa mưa (tháng 6 - 8), sau khi đi hết con đường mòn, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên khi thấy hồ nước rộng khoảng 15 ha có tên là Nặm Trá. Nhưng vào mùa khô (từ tháng 9 trở đi) cũng tại đây người dân địa phương lại có thể chăn thả gia súc trên đồng cỏ. Phía bên phải, cách hồ khoảng 500 - 600 m, đi bộ mất 10 phút là thác nước Nặm Trá trên dòng suối cùng tên, cũng là một thác nước đẹp đáng để tham quan. 

Rời Trà Lĩnh, du khách tiếp tục hành trình đến huyện Quảng Uyên - đây được coi là miền quê của những nét văn hóa độc đáo của dân tộc Nùng với những làng nghề truyền thống, những lẽ hội dân gian, những điệu dân ca mượt mà, sâu lắng. Trong các làng nghề truyền thống của dân tộc Nùng An, du khách không thể không dừng chân ở làng hương Phja Thắp, xã Quốc Dân và làng rèn ở xã Phúc Sen. Từ xa xưa người dân nơi đây đã biết làm hương và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, cả làng ai cũng biết làm hương. Làm hương không chỉ đem lại thu nhập cho người dân làng Phja Thắp, nó còn góp phần bảo tồn một nghề truyền thống của người Nùng An - một nét đẹp mang đậm bản sắc dân tộc gắn liền với tục thắp hương của người Việt. Còn nghề rèn cũng xuất hiện từ lâu ở vùng Phúc Sen, hầu hết các xóm của xã Phúc Sen đều làm rèn, nhưng theo các cụ cao tuổi ở đây cho biết thì nghề rèn bắt đầu có ở xóm Pác Rằng. Tương truyền làng rèn đã có từ thế kỷ thứ XI, ban đầu vốn là nơi sản xuất vũ khí cho đội quân của Nùng Tồn Phúc và Nùng Trí Cao chống lại quân Tống. Sau chiến tranh, người dân ở đây chuyển sang rèn nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Hiện nay, hơn một nửa số xóm của xã Phúc Sen làm nghề rèn, trở thành "xưởng rèn thủ công" lớn nhất miền Bắc. 

Trong mê mải khám phá những nghề truyền thống của đồng bào Nùng An, du khách bỗng thấy văng vẳng đâu đây câu hát Hèo Phưn sâu lắng, tiếng sli, tiếng lượn ngọt ngào, da diết của các chàng trai, cô gái trong sắc áo chàm đang nhanh chân trẩy hội mùa xuân. Nơi đây, hằng năm có hơn 14 hội xuân lớn nhỏ khác nhau. Đặc biệt, Lễ hội Pháo hoa, Lễ hội Thanh Minh được coi là lễ hội lớn nhất không những của huyện Quảng Uyên mà của cả tỉnh Cao Bằng. Trong dòng người trẩy hội ấy, du khách sẽ được dừng chân vãn cảnh Miếu Bách Linh ở thị trấn Quảng Uyên. Miếu Bách Linh là nơi thờ 100 điều linh thiêng của nhiều loài vật, đứng đầu là “rồng” - một trong tứ linh (long, ly, quy, phụng). Không ai biết miếu được xây dựng vào năm nào. Tài liệu ghi chép lại cho biết, lúc đầu miếu được làm bằng gỗ, đến năm Khải Định thứ sáu  được tu sửa và xây lại hoàn toàn bằng gạch. Cách miếu Bách Linh không xa còn có đền thờ Trần Hưng Đạo, Nùng Trí Cao... Tất cả đều gắn với những giá trị lịch sử, văn hóa riêng khiến du khách không thể bỏ qua khi đã đến Quảng Uyên.

Tiếp tục hành trình, du khách sẽ đến vùng đất Hạ Lang với nhiều di sản địa chất lý thú. Tại đây du khách trẩy hội chùa Sùng Phúc - Chùa thờ ông Nguyễn Thành Vương tức Nguyễn Đình Bá (1678) - tri châu Hạ Lang - người có công chiêu dân khẩn hoang lập bản ở đây. Chùa Sùng Phúc còn liên quan với bà Nguyễn Thị Duệ, đỗ tiến sỹ đầu bảng Trường Quốc học Bản Thảnh, Cao Bằng (triều Mạc), qua đó trở thành nữ tiến sỹ duy nhất trong lịch sử khoa cử phong kiến Việt Nam. Năm 1993, chùa Sùng Phúc được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Thăm đồn của quan hai người Pháp được xây dựng trên núi Phja Rạc, xóm Bằng Ca, xã Lý Quốc, ngay sát đường tỉnh lộ 206. Tương truyền, nhà Mạc (thế kỷ XVI - XVII) từng chọn ngọn núi này để xây chốt và đóng quân. 

Sau đó du khách sẽ đến với các điểm có di sản địa chất lý thú, gồm Đại dương cổ và Lục địa cổ ở xã Minh Long. Tại Đại dương cổ, các nhà địa chất đã tìm thấy một lượng lớn hóa thạch Tay cuộn được bảo tồn khá tốt trong đá phiến sét của hệ tầng Mia Lé (Dlml) tuổi Devon sớm, cách ngày nay khoảng 400 triệu năm. Tay cuộn là loài sinh vật sống trong môi trường biển có độ mặn trung bình, thoạt nhìn trông giống như con trai, con hến. Ngày nay, vẫn còn khoảng 300 loài Tay cuộn sống trong môi trường biển lạnh và sâu trong khi đa số các loài khác cùng nhóm đã tuyệt chủng trong cuộc khủng hoảng sinh giới xảy ra ở quy mô toàn cầu khoảng 252 triệu năm trước (cuối kỉ Permi). Việc phát hiện hóa thạch Tay cuộn trong vùng chỉ ra rằng cách đây khoảng 400 triệu năm, nơi đây đã từng là biển nông. Còn Lục địa cổ là một ranh giới bất chỉnh hợp địa tầng. Phía trên ranh giới là các đá trầm tích màu tím gụ của hệ tầng Nà Ngần (D1nn), gồm cuội kết, sạn kết, cát kết, bột kết và phiến sét. Lớp cuội kết lót đáy dầy khoảng 15 - 20 cm gồm cuội, sạn khá tròn, đường kính vài cm, thành phần chủ yếu là thạch anh và cát kết. Xi măng gắn kết là cát, bột, sét bị phong hoá màu nâu. Các trầm tích này có tuổi Devon sớm, tức là hình thành cách ngày nay trên 400 triệu năm. Phía dưới ranh giới là đá phiến phân lớp mỏng hệ tầng Thần Sa (€1ts) tuổi Cambri sớm, hình thành cách ngày nay trên 500 triệu năm. Như vậy là giữa các đá kể trên có một gián đoạn trầm tích kéo dài, vì thế ranh giới giữa chúng được gọi là bất chỉnh hợp địa tầng.

Sau khi đến những điểm du lịch đầy lý thú của tuyến du lịch CVĐC, du khách sẽ dừng chân tại thác Bản Giốc và khám phá động Ngườm Ngao, làng Tày cổ Khuổi Ky, vãn cảnh chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc; hòa vào dòng nước trong xanh của sông Quây Sơn.

Trải nghiệm tuyến du lịch cụm phía Đông gồm 4 huyện: Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Hạ Lang, Trùng Khánh sẽ đem đến cho du khách cảm giác lý thú, mới lạ nhưng cũng gần gũi, thân thương bởi chính sự mộc mạc, chân chất của con người nơi đây với những giá trị văn hóa dân tộc độc đáo. Đất và người miền Đông Cao Bằng sẽ đem đến cho du khách một trải nghiệm lý thú như ở “xứ sở thần tiên”.

Trước khi bước vào cộng đồng các dân tộc miền Đông của tỉnh Cao Bằng để sống trong không khí mát lành, được khỏa tay vào dòng nước Quây Sơn trong xanh, du khách sẽ được đi qua 2 điểm dừng chân thú vị: Đèo Mã Phục và “Mắt Thần núi”. Đèo Mã Phục thuộc xóm Cao Xuyên, xã Quốc Toản (Trà Lĩnh). Đèo có chiều dài hơn 3,5 km, độ cao gần 700 m so với mực nước biển, qua 7 tầng dốc. Đây là một trong những con đèo đẹp nhất ở Cao Bằng. 

Khoảng 260 triệu năm trước, khu vực này có nhiều núi lửa hoạt động ngầm dưới biển. Dung nham núi lửa phun lên trong nước biển bị nguội đột ngột tạo thành các cầu gối xếp chồng lên nhau với nhiều kích thước và màu sắc (bazan cầu gối). Bên cạnh giá trị đặc biệt về địa chất, đèo Mã Phục còn là một điểm di sản phi vật thể. Tích xưa kể rằng, giữa thế kỷ XI, thủ lĩnh người Tày là Nùng Trí Cao đã lãnh đạo nhân dân địa phương chống lại quân Tống ở phía bắc. Trong một lần tuần tra biên giới trở về, đến địa phận xã Quốc Toản ngày nay, gặp con đèo cao quanh co, dốc đứng án ngữ trước mặt, ngựa của Nùng Trí Cao bị khuỵu chân không thể đi tiếp được nữa. Từ đó dãy núi được đặt tên là Án Lại và con đèo được đặt tên là Mã Phục (ngựa quỳ).

"Mắt Thần núi" hay núi "Phja piót" (tiếng Tày là "Núi thủng") nằm ở xã Quốc Toản. Mắt Thần núi thực chất là một hang thủng hình tròn đường kính hơn 50 m, nằm ở độ cao khoảng 50 m so với mặt hồ. Đến tham quan Mắt Thần núi vào mùa mưa (tháng 6 - 8), sau khi đi hết con đường mòn, du khách sẽ không khỏi ngạc nhiên khi thấy hồ nước rộng khoảng 15 ha có tên là Nặm Trá. Nhưng vào mùa khô (từ tháng 9 trở đi) cũng tại đây người dân địa phương lại có thể chăn thả gia súc trên đồng cỏ. Phía bên phải, cách hồ khoảng 500 - 600 m, đi bộ mất 10 phút là thác nước Nặm Trá trên dòng suối cùng tên, cũng là một thác nước đẹp đáng để tham quan. 

Rời Trà Lĩnh, du khách tiếp tục hành trình đến huyện Quảng Uyên - đây được coi là miền quê của những nét văn hóa độc đáo của dân tộc Nùng với những làng nghề truyền thống, những lẽ hội dân gian, những điệu dân ca mượt mà, sâu lắng. Trong các làng nghề truyền thống của dân tộc Nùng An, du khách không thể không dừng chân ở làng hương Phja Thắp, xã Quốc Dân và làng rèn ở xã Phúc Sen. Từ xa xưa người dân nơi đây đã biết làm hương và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, cả làng ai cũng biết làm hương. Làm hương không chỉ đem lại thu nhập cho người dân làng Phja Thắp, nó còn góp phần bảo tồn một nghề truyền thống của người Nùng An - một nét đẹp mang đậm bản sắc dân tộc gắn liền với tục thắp hương của người Việt. Còn nghề rèn cũng xuất hiện từ lâu ở vùng Phúc Sen, hầu hết các xóm của xã Phúc Sen đều làm rèn, nhưng theo các cụ cao tuổi ở đây cho biết thì nghề rèn bắt đầu có ở xóm Pác Rằng. Tương truyền làng rèn đã có từ thế kỷ thứ XI, ban đầu vốn là nơi sản xuất vũ khí cho đội quân của Nùng Tồn Phúc và Nùng Trí Cao chống lại quân Tống. Sau chiến tranh, người dân ở đây chuyển sang rèn nông cụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt. Hiện nay, hơn một nửa số xóm của xã Phúc Sen làm nghề rèn, trở thành "xưởng rèn thủ công" lớn nhất miền Bắc. 

Trong mê mải khám phá những nghề truyền thống của đồng bào Nùng An, du khách bỗng thấy văng vẳng đâu đây câu hát Hèo Phưn sâu lắng, tiếng sli, tiếng lượn ngọt ngào, da diết của các chàng trai, cô gái trong sắc áo chàm đang nhanh chân trẩy hội mùa xuân. Nơi đây, hằng năm có hơn 14 hội xuân lớn nhỏ khác nhau. Đặc biệt, Lễ hội Pháo hoa, Lễ hội Thanh Minh được coi là lễ hội lớn nhất không những của huyện Quảng Uyên mà của cả tỉnh Cao Bằng. Trong dòng người trẩy hội ấy, du khách sẽ được dừng chân vãn cảnh Miếu Bách Linh ở thị trấn Quảng Uyên. Miếu Bách Linh là nơi thờ 100 điều linh thiêng của nhiều loài vật, đứng đầu là “rồng” - một trong tứ linh (long, ly, quy, phụng). Không ai biết miếu được xây dựng vào năm nào. Tài liệu ghi chép lại cho biết, lúc đầu miếu được làm bằng gỗ, đến năm Khải Định thứ sáu  được tu sửa và xây lại hoàn toàn bằng gạch. Cách miếu Bách Linh không xa còn có đền thờ Trần Hưng Đạo, Nùng Trí Cao... Tất cả đều gắn với những giá trị lịch sử, văn hóa riêng khiến du khách không thể bỏ qua khi đã đến Quảng Uyên.

Tiếp tục hành trình, du khách sẽ đến vùng đất Hạ Lang với nhiều di sản địa chất lý thú. Tại đây du khách trẩy hội chùa Sùng Phúc - Chùa thờ ông Nguyễn Thành Vương tức Nguyễn Đình Bá (1678) - tri châu Hạ Lang - người có công chiêu dân khẩn hoang lập bản ở đây. Chùa Sùng Phúc còn liên quan với bà Nguyễn Thị Duệ, đỗ tiến sỹ đầu bảng Trường Quốc học Bản Thảnh, Cao Bằng (triều Mạc), qua đó trở thành nữ tiến sỹ duy nhất trong lịch sử khoa cử phong kiến Việt Nam. Năm 1993, chùa Sùng Phúc được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia. Thăm đồn của quan hai người Pháp được xây dựng trên núi Phja Rạc, xóm Bằng Ca, xã Lý Quốc, ngay sát đường tỉnh lộ 206. Tương truyền, nhà Mạc (thế kỷ XVI - XVII) từng chọn ngọn núi này để xây chốt và đóng quân. 

Sau đó du khách sẽ đến với các điểm có di sản địa chất lý thú, gồm Đại dương cổ và Lục địa cổ ở xã Minh Long. Tại Đại dương cổ, các nhà địa chất đã tìm thấy một lượng lớn hóa thạch Tay cuộn được bảo tồn khá tốt trong đá phiến sét của hệ tầng Mia Lé (Dlml) tuổi Devon sớm, cách ngày nay khoảng 400 triệu năm. Tay cuộn là loài sinh vật sống trong môi trường biển có độ mặn trung bình, thoạt nhìn trông giống như con trai, con hến. Ngày nay, vẫn còn khoảng 300 loài Tay cuộn sống trong môi trường biển lạnh và sâu trong khi đa số các loài khác cùng nhóm đã tuyệt chủng trong cuộc khủng hoảng sinh giới xảy ra ở quy mô toàn cầu khoảng 252 triệu năm trước (cuối kỉ Permi). Việc phát hiện hóa thạch Tay cuộn trong vùng chỉ ra rằng cách đây khoảng 400 triệu năm, nơi đây đã từng là biển nông. Còn Lục địa cổ là một ranh giới bất chỉnh hợp địa tầng. Phía trên ranh giới là các đá trầm tích màu tím gụ của hệ tầng Nà Ngần (D1nn), gồm cuội kết, sạn kết, cát kết, bột kết và phiến sét. Lớp cuội kết lót đáy dầy khoảng 15 - 20 cm gồm cuội, sạn khá tròn, đường kính vài cm, thành phần chủ yếu là thạch anh và cát kết. Xi măng gắn kết là cát, bột, sét bị phong hoá màu nâu. Các trầm tích này có tuổi Devon sớm, tức là hình thành cách ngày nay trên 400 triệu năm. Phía dưới ranh giới là đá phiến phân lớp mỏng hệ tầng Thần Sa (€1ts) tuổi Cambri sớm, hình thành cách ngày nay trên 500 triệu năm. Như vậy là giữa các đá kể trên có một gián đoạn trầm tích kéo dài, vì thế ranh giới giữa chúng được gọi là bất chỉnh hợp địa tầng.

Sau khi đến những điểm du lịch đầy lý thú của tuyến du lịch CVĐC, du khách sẽ dừng chân tại thác Bản Giốc và khám phá động Ngườm Ngao, làng Tày cổ Khuổi Ky, vãn cảnh chùa Phật tích Trúc Lâm Bản Giốc; hòa vào dòng nước trong xanh của sông Quây Sơn.

Trải nghiệm tuyến du lịch cụm phía Đông gồm 4 huyện: Trà Lĩnh, Quảng Uyên, Hạ Lang, Trùng Khánh sẽ đem đến cho du khách cảm giác lý thú, mới lạ nhưng cũng gần gũi, thân thương bởi chính sự mộc mạc, chân chất của con người nơi đây với những giá trị văn hóa dân tộc độc đáo. Đất và người miền Đông Cao Bằng sẽ đem đến cho du khách một trải nghiệm lý thú như ở “xứ sở thần tiên”./.


 

Nguồn: caobang.gov.vn

Cùng chuyên mục