Non nước Việt Nam

Tục xăm cằm của người Mảng (Lai Châu)

Cập nhật: 20/12/2010 14:12:46
Số lần đọc: 1986
Tục xăm cằm là một trong những nét văn hóa cổ xưa và đặc sắc của người dân tộc Mảng (dân tộc Mảng là dân tộc chỉ có ở Lai Châu).

Tuy nhiên, do quá trình lao động sản xuất, đời sống khó khăn và sự mai một của thời gian nên tục xăm cằm của người Mảng dần mất đi.

 

Để bảo tồn, giữ gìn và phát huy nét văn hóa đặc sắc ấy, mới đây tại xã Bum Nưa, huyện Mường Tè, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với huyện Mường Tè tổ chức phục dựng lại phong tục này.

 

Buổi lễ được tổ chức gồm 2 phần: lễ và hội. Phần lễ gồm nghi lễ và việc xăm cằm. Phần hội là các hoạt động thể thao, văn nghệ, vui chơi giải trí. 

Sau khi thầy cúng chon được ngày tốt, người được xăm cằm và người nhà sẽ mang lễ vật đến nhà thầy cúng để làm lễ và xăm cằm. Lễ vật gồm 2 bát gạo, 2 quả trứng, 1 chai rượu và 1 con gà. 

Thầy cúng thực hiện nghi lễ, thông báo và xin với thần về việc xăm cằm cho mọi người. 

                                           Tiến hành xăm cằm. 

Hình xăm biểu hiện cho tâm linh và đức tính hiền dịu, đảm đang của con người. 

                     Thi đẩy gậy thu hút đông đảo người dân tham gia. 

                 Văn nghệ  tại buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ cộng đồng.

Nguồn: Báo Lai Châu

Cùng chuyên mục

TIN NỔI BẬT