Những điều thú vị xung quanh con số 5
Bất luận giàu nghèo thế nào, ai cũng muốn sắm sửa mâm ngũ quả thật tươm tất nhằm thể hiện lòng thành kính đối với tổ tiên ông bà. Tùy điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, mâm ngũ quả có thể ít hơn hoặc nhiều hơn 5 loại quả, nhưng vẫn gọi là mâm “ngũ quả”, chứ không ai gọi “tứ quả”, hoặc “lục quả”, “thất quả”...
Như vậy, hẳn con số 5 phải có vị trí quan trọng trong đời sống con người? Đi sâu tìm hiểu xung quanh vấn đề này thì quả đúng như vậy, từ đời sống vật chất đến đời sống tinh thần có rất nhiều điều liên quan đến con số 5. Trong cơ thể người có ngũ tạng: tim, gan, tì (lá lách), phế (phổi), thận và ngũ quan (5 giác quan): thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác.
Bàn tay và bàn chân đều có 5 ngón. Tướng pháp (phép xem tướng) có ngũ nhạc: Trán là
Lại có tướng ngũ trường: Đầu dài, mặt dài, thân dài, tay dài, chân dài. Và tướng ngũ đoản: Cũng bao gồm những bộ phận như trên, nhưng ngược lại, đều ngắn. Đi sâu hơn nữa, còn có ngũ lộ là mắt, mũi, tai, miệng, hầu. Nói về kiến trúc nhà ở nông thôn xưa, người ta thường làm 5 gian. Nếu làm 3 gian thì có thêm 2 chái, gọi là ba gian hai chái.
Phật giáo có ngũ giới: Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không ăn thịt, không uống rượu. Âm nhạc có ngũ âm: Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ. Màu có ngũ sắc (5 màu chính): xanh, vàng, đỏ, trắng, đen. Cây trái có ngũ cốc (kê, đậu, ngô, lúa nếp, lúa tẻ). Vũ trụ có ngũ hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ - là 5 nguyên tố cấu tạo nên vạn vật. Mở rộng thêm còn có 5 canh (đêm 5 canh, ngày 6 khắc).
Và cũng không phải ngẫu nhiên mà biểu tượng của ngôi sao lại là 5 cánh. Nói về Nho giáo không thể không nói đến 5 mối quan hệ được thiết lập trong ngũ luân: vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bè bạn.
Và năm đức trong ngũ thường: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Cuối cùng, ngày Tết chúng ta luôn cầu chúc cho nhau được ngũ phúc: Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh và ngũ phúc lâm môn (5 phúc vào nhà) là điều mà gia đình nào cũng mong muốn trong dịp đón chào năm mới.