Cây ô – Sản phẩm văn hóa của người Mông ở Lào Cai
Họ vừa đi vừa trêu nhau, cười đùa vui vẻ làm xua tan nỗi vất vả của cả chặng đường dài. Dùng ô là một thói quen, một tập quán sinh hoạt rất phổ biến của đồng bào vùng cao, nhưng đối với người Mông, cây ô như một người bạn, luôn gắn bó mật thiết với đời sống lao động, sinh hoạt văn hóa tinh thần của họ.
Thói quen dùng ô của người Mông
Trước đây, người Mông thường sử dụng cây ô do tự mình làm dùng để che nắng, che mưa khi đi làm nương hay đi chơi. Sau này, các loại ô được bày bán nhiều trên thị trường, có đủ các kiểu dáng, mẫu mã, kích thước, màu sắc khác nhau nên người Mông không còn làm ô nữa mà họ mua các loại ô được bày bán ở chợ về sử dụng. Tùy vào sở thích, lứa tuổi mà người Mông chọn các kiểu dáng, màu sắc ô khác nhau. Đối với người cao tuổi, họ thường chọn những chiếc ô có kích thước rộng, màu đen, đây là kiểu ô phổ biến nhất đối với họ. Còn những cô gái trẻ thường chọn các loại ô có màu sáng, có họa tiết hoa văn trang trí đẹp, kiểu dáng nhỏ, gọn thuận tiện khi mang bên mình. Giữa các ngành Mông luôn có sự khác biệt trong cách chọn kiểu dáng và màu sắc ô khác nhau. Đối với vùng người Mông đen "đu" ở vùng
Một sản phẩm văn hóa đặc trưng
Hình ảnh cô gái Mông tay cầm cây ô đã trở thành một biểu tượng trong đời sống sinh hoạt văn hóa của người Mông ở vùng cao. Khi đi chơi, hay đi làm nương, các thiếu nữ Mông thường dùng cây ô làm vật trang trí, tôn thêm vẻ đẹp, sự dịu dàng, e ấp, kín đáo, nhưng rất tinh tế của người con gái vùng cao. Vào những đêm trăng sáng, hay những lễ hội, các cô gái Mông lại say sưa với các bài múa ô, uyển chuyển theo tiếng khèn, tiếng sáo của các chàng trai. Trong biểu diễn văn nghệ, các cô gái Mông thường sử dụng các loại ô có màu sắc tươi sáng, rực rỡ để thể hiện sự sinh động, lung linh, rực rỡ sắc màu của cảnh vật thiên nhiên, con người. Sức sống của cây ô còn được người Mông đưa vào các áng thơ ca, các bài hát, điệu múa, các nghi lễ thờ cúng của cộng đồng, tạo nên một sức sống mãnh liệt, trường tồn trong cộng đồng. Theo phong tục của người Mông trước đây, trong đám cưới, khi đi dạm ngõ, xin dâu, bao giờ ông mối cũng phải mang theo một cây ô được cắp vào nách, dù bất cứ lý do gì ông cũng không được để cây ô rời khỏi nách với ý nghĩa dùng để giữ hồn và khi đi đến nhà trai, cây ô được treo ở vị trí trang trọng bên nhà gái để mở đầu cho câu chuyện. Cây ô cũng trở thành vật se duyên cho đôi trai gái nên vợ, nên chồng. Khi đón dâu về, bao giờ cô dâu cũng phải có một chiếc ô che trên đầu để bảo vệ, tránh mọi tà ma quấy nhiễu trên đường đi. Về đến nhà, cây ô được giữ cẩn thận và được coi là bằng chứng về cuộc hôn lễ giữa hai người. Đến khi qua đời, gia đình thường làm một cái ô bằng giấy để chôn theo cho người chết với ý nghĩa là người chết phải trải qua rất nhiều cửa ải khắc nghiệt, cần phải có ô che thì linh hồn người chết mới vượt qua các cửa ngục về với tổ tiên.