Xây dựng sản phẩm du lịch biển đặc thù có chất lượng cao
Làm thế nào để Du lịch Việt Nam có thương hiệu du lịch biển mang tầm cỡ thế giới là vẫn đề được đặt ra tại hội thảo “Xây dựng thương hiệu du lịch biển Việt Nam” do TCDL tổ chức tại khu Sealink Beach Hotel (Bình Thuận).
Tiềm năng du lịch biển Việt Nam
Ngoài hệ thống bãi biển đẹp như: Cát Bà, Sầm Sơn, Lăng Cô, Non Nước, Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu, Phú Quốc… biển nước ta còn có các vịnh được công nhận là những vịnh đẹp nhất thế giới gồm vịnh Hạ Long, vịnh Lăng Cô, vịnh Nha Trang cùng các rạn san hô vô cùng phong phú. Ngoài ra vùng biển, đảo còn hấp dẫn hơn nữa bởi các hệ sinh thái tại Bái Tử Long, Cát Bà, Cù Lao Chàm, Côn Đảo, Phú Quốc, có hệ động thực vật điển hình với giá trị phục vụ du lịch cao. Về mặt nhân văn, các vùng ven biển cũng là nơi hội tụ của 6/13 di sản thế giới như: vịnh Hạ Long, VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, quần thể di tích Cố đô Huế với Nhã nhạc cung đình, đô thị cổ Hội An và di tích Mỹ Sơn, cho phép khách du lịch mở rộng tham quan tuyến điểm di sản văn hóa Việt Nam. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ven biển hiện nay phát triển tương đối khá nhanh, tạo nên diện mạo mới, đa sắc cho toàn Ngành.
Thực tế cho thấy, du lịch biển hiện nay đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển Du lịch Việt
Xây dựng thương hiệu du lịch biển Việt
Phát biểu tại hội thảo, Phó Tổng cục trưởng TCDL Hoàng Thị Điệp nhấn mạnh: du lịch biển đảo được xem là một trong 5 hướng đột phá mới về phát triển kinh tế biển và ven biển. Chính vì vậy, muốn phát triển nhanh và bền vững, du lịch biển Việt Nam cần xây dựng cho riêng mình một thương hiệu đặc thù có khả năng cạnh tranh cao trong khu vực và quốc tế, phát huy có chọn lọc các thế mạnh nổi trội của tiềm năng du lịch biển địa phương, từ đó xây dựng chung cho thương hiệu du lịch biển Việt Nam. Bà Điệp cũng cho biết thêm: với tính chất của một ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp quan trọng thì việc xây dựng thương hiệu du lịch biển Việt Nam cần phải có sự quan tâm và đóng góp công sức của mọi ngành liên quan, từ Trung ương đến địa phương, từ quản lý Nhà nước đến kinh doanh dịch vụ và cộng đồng dân cư.
Theo ông Phạm Văn Mỵ - Phó Chánh Văn phòng Tổng cục Biển và Hải đảo: Tiềm năng du lịch biển Việt
Một tín hiệu tích cực cho Việt
PGS.TS Phạm Trung Lương, Phó Viện trưởng Viện NCPT Du lịch chia sẻ: trong bối cảnh hội nhập quốc tế và theo xu thế phát triển toàn cầu, du lịch Việt
TS. Võ Sáng Xuân Lan, Trưởng khoa Du lịch trường ĐH Văn Lang “Việc tham gia của cộng đồng vào việc xây dựng thương hiệu du lịch biển sẽ tạo một sức mạnh tổng thể. Một đất nước, một địa phương mà trong đó nhận thức của cộng đồng càng cao về du lịch thì việc thể hiện hành động chung tay cùng phát triển với du lịch sẽ trở thành giá trị đặc thù, góp phần tạo nên thương hiệu riêng biệt nổi bật và dễ ấn tượng”. TS. Nguyễn Phú Đức, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam “Muốn xây dựng thương hiệu du lịch biển phát triển vững mạnh chúng ta phải xây dựng sản phẩm du lịch biển có chất lượng cao và mang tính khác biệt đặc thù. Hơn nữa, cần tạo môi trường gắn kết hỗ trợ lẫn nhau giữa chính quyền trung ương, địa phương với cộng đồng dân cư, doanh nghiệp du lịch và khách du lịch nhằm tạo sự thuận lợi góp phần quảng bá thương hiệu địa danh rộng rãi hơn và hiệu quả hơn”. |