Bà Rịa Vũng Tàu: Định hình những sản phẩm du lịch đặc sắc
Nếu như hai lần tổ chức trước, Liên hoan Diều quốc tế Vũng Tàu chỉ thu hút sự tham gia của hơn hai chục đội diều đại diện cho một số quốc gia và vùng lãnh thổ, thì tại Liên hoan diều lần này, lực lượng nghệ nhân khá hùng hậu gồm 146 người đến từ 29 đội đại diện cho 20 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi, châu Úc tham gia. Các nghệ nhân đã thi diễn một cách nhiệt tình, đầy trách nhiệm, đua tài theo đúng nghĩa vì màu cờ sắc áo và hết lòng phục vụ người xem. Tại liên hoan diều lần này có khá nhiều kiểu diều mới lạ, hình dáng, màu sắc sinh động, kỹ thuật chế tác và biểu diễn điêu luyện, làm cho liên hoan thật sự ấn tượng, thu hút đông đảo du khách và người dân địa phương đến xem.
Lần đầu tiên, một kịch bản tổng thể cho các ngày hoạt động được xây dựng hoàn chỉnh, trong đó hầu hết các hoạt động biểu diễn diều phục vụ công chúng đều tập trung trên bãi biển nhằm tận dụng tối đa không gian rộng dài, sức gió của vùng biển để thả diều. Nghệ nhân Peter Lynn đến từ
Tương tự, sau hai lần tổ chức thành công Giải bóng chuyền bãi biển nữ quốc tế năm 2009 và 2010, khi nhắc đến bóng chuyền bãi biển, du khách trong nước và quốc tế thường nghĩ đến Bà Rịa-Vũng Tàu. Anh Nguyễn Văn Phụng, Việt kiều Mỹ cho biết, năm nào, anh cũng đưa gia đình về thăm quê hương. “Năm 2009, tôi về Việt
Một sản phẩm khác làm nên thương hiệu du lịch Bà Rịa-Vũng Tàu là lễ hội bắn súng thần công. Từ Festival Biển 2006 đến nay âm vang thần công trở thành khẩu hiệu mở màn cho khai hội văn hóa du lịch và các sự kiện lớn của tỉnh. Nghi thức bắn, hiệu ứng ánh sáng của các loại đạn bắn ra năm sau cải tiến đẹp hơn năm trước, tiếng nổ giòn giã hơn… làm nức lòng người tham dự. Ngay từ khi được phục dựng, đã có những đề xuất đưa nghi thức bắn súng thần công phục vụ du lịch bằng cách bắn biểu diễn cho du khách tham quan thưởng lãm kết hợp tham quan trận địa pháo cổ, bán các sản phẩm lưu niệm liên quan đến súng thần công và đặc trưng của miền biển.
Để làm được những việc trên ngoài sự quan tâm chỉ đạo, sâu sát của các cấp lãnh đạo, và các sở, ngành chức năng, các đơn vị kinh doanh trong và ngoài ngành du lịch cũng phải chung tay bằng nhiều cách như: tài trợ cho công tác tổ chức, đề xuất ý tưởng và các hoạt động kết hợp như: văn hóa-văn nghệ, thời trang, ẩm thực… nhằm tạo tính liên hoàn, không gian hoành tráng, quy mô cho sự kiện. Đồng thời, qua đó các doanh nghiệp có thể tận dụng cơ hội quảng bá thương hiệu kết hợp hoạt động thương mại, mua bán, trao đổi sản phẩm của doanh nghiệp mình. Bên cạnh đó, khi đã trở thành sự kiện thường niên, các thành phần tham gia tổ chức sự kiện cần phải xây dựng kế hoạch dài hơi cho các năm tiếp theo trên cơ sở đánh giá, nhìn nhận những hạn chế, thiếu sót trước đó để tạo ra sự mới lạ, khác biệt hấp dẫn ngày càng nhiều du khách và người dân địa phương tham gia.