Điện Biên Phủ: Phát triển du lịch bản văn hóa dân tộc
Thực trạng về du lịch bản văn hóa dân tộc
Thực hiện Quyết định số 1889/QĐ - UB, ngày
Đồng bào các dân tộc hiểu rõ ý nghĩa của việc phát triển du lịch văn hóa bản gắn với phát triển kinh tế - xã hội, từ đó, nhiều gia đình dân tộc thiểu số đã chủ động và tham gia có hiệu quả vào các hoạt động như: cải tạo, nâng cấp và vệ sinh nhà ở, sản xuất hàng thủ công truyền thống, đặc biệt là các hàng hóa thổ cẩm và các mặt hàng thủ công, mỹ nghệ; tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tạo dựng lại một số lễ hội truyền thống để đón và phục vụ khách du lịch... Ngoài kinh phí hỗ trợ của Nhà nước 1,31 tỷ đồng và các tổ chức doanh nghiệp hỗ trợ trên 300 triệu đồng, nhân dân 8 bản văn hóa tự nguyện đóng góp trên 400 triệu đồng và gần 7.000m2 đất xây dựng các công trình chung của bản. Trong việc phát huy giá trị văn hóa tuyền thống, hoạt động văn nghệ dân gian, bản sắc văn hóa, đồng bào các dân tộc được trân trọng, các ngành nghề truyền thống được duy trì và phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, nhiều lễ hội văn hóa truyền thống được khôi phục... và trở thành sản phẩm du lịch được khách du lịch tìm hiểu trải nghiệm...
Kết quả thực hiện du lịch bản văn hóa dân tộc
Thông qua việc thực hiện du lịch cộng đồng nâng cao nhận thức của chính quyền địa phương và đồng bào các dân tộc; giúp họ hiểu biết thêm về văn hóa xã hội, tiếp cận và học hỏi nhiều kinh nghiệm, thành tựu kinh tế, văn hóa - xã hội, kinh nghiệm phục vụ khách du lịch và có ý thức hơn trong việc bảo tồn văn hóa dân gian, đồng thời cũng học tập, kế thừa và làm sống động các giá trị văn hóa cổ truyền, giúp cho các dân tộc xích lại gần nhau, tự tin hơn về các giá trị văn hóa ẩm thực của dân tộc mình cũng như tôn trọng văn hóa của các dân tộc khác.
Trong nhiều năm qua, các bản văn hóa tự thân vận động học hỏi và thành lập một đội văn nghệ từ 15 - 20 người. Các thành viên trong đội văn nghệ chủ yếu giao lưu văn hóa, văn nghệ, tham gia các lễ hội truyền thống và văn hóa ẩm thực để phục vụ khách khi có nhu cầu thưởng thức. Người dân tham gia trực tiếp có thu nhập bình quân từ 25.000 - 100.000 đồng/lần phục vụ khách. Theo số liệu thống kê của Ban Quản lý du lịch cộng đồng tại các bản, từ năm 2004 đến nay, các bản đã đón và phục vụ trên 65.000 lượt khách du lịch, trong đó khách quốc tế đạt 6.000 lượt; thu nhập từ các dịch vụ trên 7 tỷ đồng; trung bình một du khách chi tiêu vào việc mua các sản phẩm dịch vụ tại bản là 110.000 đồng. Trong đó: bản Mển, Co Mỵ, bản Ten đón lượng khách đạt 50.000 lượt (chiếm 80% lượng khách), đồng thời được khách du lịch đánh giá về các hoạt động đảm bảo, gắn kết được không gian văn hóa và cảnh quan thiên nhiên với du khách.
Thực tế quá trình thực hiện còn bộc lộ những hạn chế, thiếu sót như: thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên việc triển khai thực hiện của cán bộ quản lý du lịch các bản còn nhiều lúng túng. Một số công trình xây dựng phục vụ hoạt động du lịch chưa phù hợp với đặc điểm địa lý. Nhiều công trình xuống cấp không được đầu tư, tu sửa; chưa có quy chế quản lý cụ thể trong việc sử dụng duy tu, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị... Từ đó, hiệu quả sử dụng khai thác thấp; công tác xã hội hóa các hoạt động phục vụ khách du lịch tại các bản còn nhiều hạn chế...
Xây dựng bản văn hóa dân tộc để phát triển du lịch
Du lịch cộng đồng là một hợp phần của dịch vụ du lịch, vì vậy phát triển du lịch cộng đồng phải gắn với bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan môi trường, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc, từng bước cải thiện đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần. Năm qua, UBND tỉnh quyết định phê duyệt đề án Xây dựng bản văn hóa dân tộc để phát triển du lịch tỉnh Điện Biên đến năm 2015. Hỗ trợ đầu tư 10 bản văn hóa dân tộc trên địa bàn tỉnh bao gồm: bản Sáng, xã Quài Cang, bản Bó xã Chiềng Sinh (huyện Tuần Giáo); bản Pa Xá Lào, xã Pa Thơm, bản Pu Lau, xã Mường Nhà, bản Hua Rốm, xã Nà Tấu (huyện Điện Biên); bản Púng Tôm, xã Thanh Minh, T.P Điện Biên Phủ; bản Tân Phong, xã Si Pa Phìn, bản Tông Dình, xã Huổi Lèng (huyện Mường Chà). Trước mắt các bản này sẽ được hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa cộng đồng, sân bãi, công trình vệ sinh, đường, điện nước, trang thiết bị, xây dựng các biển chỉ dẫn giới thiệu... Tổng vốn đầu tư gần 9 tỷ đồng và hỗ trợ nâng cấp 8 bản văn hóa đang hoạt động với tổng vốn đầu tư 720 triệu đồng.
Việc lựa chọn xây dựng 10 bản văn hóa dân tộc tiêu biểu Thái, Mông, Khơ Mú... góp phần làm đa dạng các sản phẩm du lịch bằng chính nền văn hóa và tập quán sinh hoạt, sản xuất, cảnh quan thiên nhiên của nhân dân tại các bản được lựa chọn. Từ đó hình thành lên tuyến du lịch tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm thực tế các giá trị văn hóa, đời sống sinh hoạt, phong tục tập quán của các bản khác trên địa bàn...