Giữ lửa văn hóa làng biển bằng làn điệu dân gian
Trong guồng quay của cuộc sống hiện đại, không ít làng quê bị phai nhạt những nét đẹp văn hóa truyền thống. Nhưng tại làng chài nhỏ xã Nhân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình vẫn có một câu lạc bộ văn hóa dân gian lưu truyền những điệu múa bông chèo cạn và hò khoan biển cổ xưa.
Người có công lớn trong việc khôi phục và lưu truyền những làn điệu dân gian đó là nghệ nhân 71 tuổi Phạm Thị Niếu. Bà Niếu được dân chài Nhân Trạch gọi với cái tên trìu mến “người giữ lửa văn hóa làng biển”.
Đam mê điệu múa, câu hò cổ
Sinh năm 1941 ở thôn Nam, xã Nhân Trạch, một làng quê giàu truyền thống văn hóa, nên ngay từ thuở nhỏ, bà Phạm Thị Niếu may mắn được tham gia các lễ hội của làng, như lễ hội cầu mùa (tháng ba), lễ rước sắc và lễ hội Rằm tháng Tám…
Bà Phạm Thị Niếu còn được tắm mình trong những làn điệu dân ca hát khoan chèo cạn, các làn điệu hò biển. Chính vì thế, dù cuộc sống dân chài còn lắm khó khăn, vất vả, nhưng bà Phạm Thị Niếu đã nhận thức được những giá trị văn hóa độc đáo của quê hương. Do vậy, niềm say mê những làn điệu dân gian cứ lớn dần lớn dần trong tâm hồn bà.
Khi vừa chớm tuổi trăng Rằm, bà Phạm Thị Niếu đã thuộc nhiều lời ca, biết được ý nghĩa sâu sa từng câu hò điệu múa của làng. Trong những năm chiến tranh ác liệt, với phong trào “Tiếng hát át tiếng bom”, bà Phạm Thị Niếu cùng đội văn nghệ của xã vượt sông leo núi đi biểu diễn phục vụ bà con và bộ đội để họ vững tay súng, bám biển giữ làng.
Cũng từ đó, bà Niếu nhận thấy những câu hò, điệu múa bông chèo cạn là nét đẹp văn hóa quý báu, là món ăn tinh thần không thể thiếu được với ngư dân vùng biển trong sản xuất và trong chiến đấu.
Năm 1970, chồng của bà là chiến sỹ Hồ Trọng Siếp hy sinh, để lại cho bà hai đứa con thơ dại. Vượt lên nỗi đau riêng, bà thay chồng chăm sóc các con, dùng lời ca tiếng hát xoa dịu nỗi đau bản thân, cùng bà con lấy câu hò khoan thay súng đạn quyết đánh giặc, giữ làng giữ biển, giữ câu hò điệu múa quê hương.
“Ngày chồng mệ hy sinh, nhiều lúc mệ đau khổ tuyệt vọng tưởng chừng không sống nổi. Nhưng nhờ những câu hò khoan, điệu múa chèo cạn mà mệ lấy lại được niềm tin và nghị lực. Mệ quyết nuôi dạy con cái thật tốt và mãi gắn bó với hò khoan quê hương”, bà Phạm Thị Niếu tâm sự.
Theo lời giới thiệu của nghệ nhân Phạm Thị Niếu, hát khoan chèo cạn gồm những điệu hò múa quạt, hát chèo cạn, hò đưa linh... Đây là một loại hình diễn xướng bắt buộc, quan trọng không thể thiếu trong các lễ hội cầu ngư hằng năm và ca ngợi quê hương, đất nước, con người. Những điệu hò biển như hò mái nhị, hò là, hò hụi… khỏe khoắn, nhịp nhàng, mô phỏng hoạt động đẩy thuyền, thả lưới, kéo lưới của người dân biển.
Bà Niếu cho biết loại hình hát, múa chèo cạn là sự diễn tả và mô phỏng trên cạn những hoạt động chèo thuyền của người đi biển. Trong múa chèo cạn, đội văn nghệ chia thành 2 hàng dọc, phía trước có 2 người diễn xướng (2 bà cai). Bà cai sẽ xưng trước khi vào nội dung chính. Sau khi lời xưng kết thúc, các thành viên khác mới bỏ mái chèo xuống để bắt đầu chèo theo điệu hát. Tiếp đến là sự kết hợp giữa điệu hò đưa linh, các động tác chèo cạn diễn ra nhịp nhàng, khoan nhặt.
Bà Niếu cho biết thêm nếu khi xưa các thành viên trong đội phải là nữ nhi chưa chồng thì ngày nay, các mẹ, các chị đã có gia đình cũng có thể tham gia hò xướng. Và các điệu múa chèo cạn, hò khoan không chỉ phục vụ các lễ hội của làng, mà còn trình diễn tại những sự kiện văn hóa nghệ thuật xã hội của làng, của tỉnh. Lời trong hát khoan chèo cạn, hò biển chủ yếu là thể thơ lục bát với ngôn ngữ mộc mạc, vừa dung dị, trìu mến, vừa gắn với cuộc sống con người miền biển.
Miệt mài giữ lửa hò khoan chèo cạn
Hơn nửa thế kỷ trôi qua, với niềm đam mê sẵn có, cộng với chất giọng cao, vang, giờ đây bà Phạm Thị Niếu đã trở thành nghệ nhân lão làng của các làn điệu hò biển, múa bông chèo cạn.
Năm 2003, được sự chấp thuận của chính quyền địa phương, bà Phạm Thị Niếu đã vận động các thành viên trong đội văn nghệ xưa thành lập Câu lạc bộ Văn nghệ truyền thống xã Nhân Trạch, nhằm gìn giữ và khôi phục những làn điệu dân ca truyền thống.
Năm 2006, câu lạc bộ đổi tên thành Câu lạc bộ Văn hóa dân gian xã Nhân Trạch. Khi mới thành lập, câu lạc bộ chỉ có 36 người, nay câu lạc bộ có hơn 100 người, thành viên cao tuổi nhất cũng gần 80, còn người nhỏ nhất mới chỉ 12 tuổi. Các hội viên đều đam mê với làn điệu dân gian, hết lòng trong việc lưu giữ những nét đẹp văn hóa hát khoan, chèo cạn. Câu lạc bộ đã đầu tư mua sắm đạo cụ, dụng cụ và trang phục biểu diễn khá hoàn chỉnh, đồng bộ.
Điều đáng ghi nhận là bà Phạm Thị Niếu cùng với câu lạc bộ đã sưu tầm, khôi phục và phát triển những hình thức tổ chức lễ hội, những làn điệu dân ca như hò hạ thủy, hò mái nhì, hò hụi, múa bông chèo cạn, các bài xưng cổ như “Trước thân rồng”, “Non nam phượng múa”; múa quạt “Nhìn xem phong cảnh làng ta”, “Chường vưng chiếu chỉ nhà Vua”...
Bà Niếu cùng các thành viên khác tích cực đưa những điệu múa, câu hát cổ xưa của quê hương, truyền dạy cho con cháu để gìn giữ nét đặc sắc của quê hương.
Bà Niếu cho biết trong làng hiện nay, những lớp trẻ mê hát khoan chèo cạn còn khá ít, nên việc gìn giữ nét văn hóa này cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, để khơi dậy tình yêu và sự say mê với hát khoan chèo cạn trong các cháu, cần phải kiên trì và có sự giúp đỡ, phối hợp từ phía nhà trường, chính quyền địa phương và các cấp lãnh đạo.
Với những đóng góp to lớn của mình, bà Phạm Thị Niếu vừa được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian Việt Nam khi bà vừa bước sang tuổi thất thập./.
Đam mê điệu múa, câu hò cổ
Sinh năm 1941 ở thôn Nam, xã Nhân Trạch, một làng quê giàu truyền thống văn hóa, nên ngay từ thuở nhỏ, bà Phạm Thị Niếu may mắn được tham gia các lễ hội của làng, như lễ hội cầu mùa (tháng ba), lễ rước sắc và lễ hội Rằm tháng Tám…
Bà Phạm Thị Niếu còn được tắm mình trong những làn điệu dân ca hát khoan chèo cạn, các làn điệu hò biển. Chính vì thế, dù cuộc sống dân chài còn lắm khó khăn, vất vả, nhưng bà Phạm Thị Niếu đã nhận thức được những giá trị văn hóa độc đáo của quê hương. Do vậy, niềm say mê những làn điệu dân gian cứ lớn dần lớn dần trong tâm hồn bà.
Khi vừa chớm tuổi trăng Rằm, bà Phạm Thị Niếu đã thuộc nhiều lời ca, biết được ý nghĩa sâu sa từng câu hò điệu múa của làng. Trong những năm chiến tranh ác liệt, với phong trào “Tiếng hát át tiếng bom”, bà Phạm Thị Niếu cùng đội văn nghệ của xã vượt sông leo núi đi biểu diễn phục vụ bà con và bộ đội để họ vững tay súng, bám biển giữ làng.
Cũng từ đó, bà Niếu nhận thấy những câu hò, điệu múa bông chèo cạn là nét đẹp văn hóa quý báu, là món ăn tinh thần không thể thiếu được với ngư dân vùng biển trong sản xuất và trong chiến đấu.
Năm 1970, chồng của bà là chiến sỹ Hồ Trọng Siếp hy sinh, để lại cho bà hai đứa con thơ dại. Vượt lên nỗi đau riêng, bà thay chồng chăm sóc các con, dùng lời ca tiếng hát xoa dịu nỗi đau bản thân, cùng bà con lấy câu hò khoan thay súng đạn quyết đánh giặc, giữ làng giữ biển, giữ câu hò điệu múa quê hương.
“Ngày chồng mệ hy sinh, nhiều lúc mệ đau khổ tuyệt vọng tưởng chừng không sống nổi. Nhưng nhờ những câu hò khoan, điệu múa chèo cạn mà mệ lấy lại được niềm tin và nghị lực. Mệ quyết nuôi dạy con cái thật tốt và mãi gắn bó với hò khoan quê hương”, bà Phạm Thị Niếu tâm sự.
Theo lời giới thiệu của nghệ nhân Phạm Thị Niếu, hát khoan chèo cạn gồm những điệu hò múa quạt, hát chèo cạn, hò đưa linh... Đây là một loại hình diễn xướng bắt buộc, quan trọng không thể thiếu trong các lễ hội cầu ngư hằng năm và ca ngợi quê hương, đất nước, con người. Những điệu hò biển như hò mái nhị, hò là, hò hụi… khỏe khoắn, nhịp nhàng, mô phỏng hoạt động đẩy thuyền, thả lưới, kéo lưới của người dân biển.
Bà Niếu cho biết loại hình hát, múa chèo cạn là sự diễn tả và mô phỏng trên cạn những hoạt động chèo thuyền của người đi biển. Trong múa chèo cạn, đội văn nghệ chia thành 2 hàng dọc, phía trước có 2 người diễn xướng (2 bà cai). Bà cai sẽ xưng trước khi vào nội dung chính. Sau khi lời xưng kết thúc, các thành viên khác mới bỏ mái chèo xuống để bắt đầu chèo theo điệu hát. Tiếp đến là sự kết hợp giữa điệu hò đưa linh, các động tác chèo cạn diễn ra nhịp nhàng, khoan nhặt.
Bà Niếu cho biết thêm nếu khi xưa các thành viên trong đội phải là nữ nhi chưa chồng thì ngày nay, các mẹ, các chị đã có gia đình cũng có thể tham gia hò xướng. Và các điệu múa chèo cạn, hò khoan không chỉ phục vụ các lễ hội của làng, mà còn trình diễn tại những sự kiện văn hóa nghệ thuật xã hội của làng, của tỉnh. Lời trong hát khoan chèo cạn, hò biển chủ yếu là thể thơ lục bát với ngôn ngữ mộc mạc, vừa dung dị, trìu mến, vừa gắn với cuộc sống con người miền biển.
Miệt mài giữ lửa hò khoan chèo cạn
Hơn nửa thế kỷ trôi qua, với niềm đam mê sẵn có, cộng với chất giọng cao, vang, giờ đây bà Phạm Thị Niếu đã trở thành nghệ nhân lão làng của các làn điệu hò biển, múa bông chèo cạn.
Năm 2003, được sự chấp thuận của chính quyền địa phương, bà Phạm Thị Niếu đã vận động các thành viên trong đội văn nghệ xưa thành lập Câu lạc bộ Văn nghệ truyền thống xã Nhân Trạch, nhằm gìn giữ và khôi phục những làn điệu dân ca truyền thống.
Năm 2006, câu lạc bộ đổi tên thành Câu lạc bộ Văn hóa dân gian xã Nhân Trạch. Khi mới thành lập, câu lạc bộ chỉ có 36 người, nay câu lạc bộ có hơn 100 người, thành viên cao tuổi nhất cũng gần 80, còn người nhỏ nhất mới chỉ 12 tuổi. Các hội viên đều đam mê với làn điệu dân gian, hết lòng trong việc lưu giữ những nét đẹp văn hóa hát khoan, chèo cạn. Câu lạc bộ đã đầu tư mua sắm đạo cụ, dụng cụ và trang phục biểu diễn khá hoàn chỉnh, đồng bộ.
Điều đáng ghi nhận là bà Phạm Thị Niếu cùng với câu lạc bộ đã sưu tầm, khôi phục và phát triển những hình thức tổ chức lễ hội, những làn điệu dân ca như hò hạ thủy, hò mái nhì, hò hụi, múa bông chèo cạn, các bài xưng cổ như “Trước thân rồng”, “Non nam phượng múa”; múa quạt “Nhìn xem phong cảnh làng ta”, “Chường vưng chiếu chỉ nhà Vua”...
Bà Niếu cùng các thành viên khác tích cực đưa những điệu múa, câu hát cổ xưa của quê hương, truyền dạy cho con cháu để gìn giữ nét đặc sắc của quê hương.
Bà Niếu cho biết trong làng hiện nay, những lớp trẻ mê hát khoan chèo cạn còn khá ít, nên việc gìn giữ nét văn hóa này cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, để khơi dậy tình yêu và sự say mê với hát khoan chèo cạn trong các cháu, cần phải kiên trì và có sự giúp đỡ, phối hợp từ phía nhà trường, chính quyền địa phương và các cấp lãnh đạo.
Với những đóng góp to lớn của mình, bà Phạm Thị Niếu vừa được Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian Việt Nam khi bà vừa bước sang tuổi thất thập./.
Nguồn: TTXVN