Tìm hiểu tục người Dao thờ vía lúa
Từ xa xưa, trong quan niệm của người Dao cũng như nhiều dân tộc khác ở Việt Nam thì vạn vật từ con người, cỏ cây, muông thú, đến đồ vật đều có hồn vía. Phong tục thờ cúng cây lúa là nghi thức bộc lộ mối quan hệ khăng khít giữa con người với môi trường xung quanh; là nghi thức trình diễn một động tác khởi động điển hình gắn với tấm lòng cầu mong cao cả, trong sáng của toàn thể cộng đồng.
Cành cây buộc những bông lúa này bà con gọi là "hảu pắt" được buộc dựng ở vị trí bên trong vách nhà, phía bên trái từ trong nhìn ra. Đến vụ gieo cấy, bà con vò những hạt thóc trên cây "hảu pắt", đặt lên mâm cúng vía lúa. Những ngành Dao khác thì lấy cum lúa xuống vò, hoặc lấy ít thóc giống trong bồ đem đặt lên mâm cúng. Quan niệm của đồng bào cho rằng, sau khi gặt mang về nhà, lúa giống sẽ được nghỉ ngơi trong một thời gian dài. Vì vậy, vía lúa sẽ bỏ đi chơi lang thang khắp đó đây nên khi gieo cấy nếu không gọi vía lúa trở về thì lúa giống sẽ bị yếu, gieo hạt xuống lúa sẽ không mọc hoặc có mọc thì cũng không hy vọng mùa màng tươi tốt.
Lễ cúng vía lúa đơn giản gồm xôi nếp, gà luộc, vàng mã và mời thầy cúng đến làm lễ. Thầy cúng sẽ gọi vía lúa về nhập vào những hạt thóc trên mâm cúng, cầu trời cho mưa thuận gió hoà, cầu tổ tiên phù hộ và bày tỏ ước muốn của gia chủ về một mùa tới sẽ được bội thu.
Cúng xong, thầy cúng chuyển những hạt thóc giống trên mâm cúng để gia chủ trộn lẫn vào những bồ thóc giống để ở phía dưới và trộn đều lên chờ ngày mang đi gieo mạ hoặc trồng trên nương.
Hiện nay, tục cúng vía lúa vẫn được cộng đồng người Dao duy trì mỗi khi vào vụ gieo cấy. Tục này được coi là một nét đẹp trong tín ngưỡng dân gian của người Dao, góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn hoá dân gian Việt