Non nước Việt Nam

Nguồn gốc và phong tục Tết Trung thu

Cập nhật: 19/09/2012 09:20:48
Số lần đọc: 3870
Thời nhà Tần (một nước thời Trung Quốc xưa), người ta thường tế thần Mặt trăng vào giữa mùa thu. Thời nhà Đường tục này làm to hơn. Bởi vậy, tục này đã thành huyền thoại.

Có giai thoại là: Đường Minh Hoàng (năm 712-756) có giấc mơ: vào đêm Rằm tháng 8 (âm lịch), khi trăng thanh, gió mát, vua ngự chơi ngoài thành mãi tới khuya. Thấy vậy, một ông già tóc bạc như tuyết, chống gậy đến bên nhà vua, cung kính thưa:

 

- Bệ hạ có muốn lên Cung trăng không? – Có!- Nhà vua nói.

 

Thế là vị Thượng tiên giáng thế, tung lên trời chiếc gậy và nó biến thành cái Cầu vồng bảy sắc. Tiên ông đưa nhà vua lên cầu và chẳng bao lâu, nhà vua đến được cung trăng. Khung cảnh trên cung trăng đẹp tuyệt vời-những nàng tiên kiều diễm, thướt tha, lướt qua, lướt lại, quyến rũ mê mải múa hát vang lên “Khúc nghê thường” tuyệt diệu, những cây đầy hoa rực rỡ, các thảm cỏ xanh mượt mà và thơm hương.

 

Trên cửa ra vào Cung Quảng có chữ mầu vàng sáng chói: “Cung Quảng Hàn”. Tất cả cảnh-tình này, gây cho nhà vua thích thú, thoải mái tâm hồn…

 

Được chiêm ngưỡng cảnh lung linh, huyền diệu, tuyệt tác… nơi Cung Quảng, nhà vua khoái cảm, sung sướng vô cùng. Về hạ giới, vua muốn có cảnh ấy để thấy mỗi lần đi dạo mát, ngắm trăng, thưởng nguyệt.

 

Đường Minh Hoàng cho xây dựng ngay “Vọng Nguyệt đài”-Đài ngắm trăng. Khi trăng giữa tháng-đêm rằm, nhà vua lên Vọng Nguyệt đài thích thú ngắm trăng, có cảm giác là ngày đêm đẹp nhất, như ngày vui, ngày hội. Thế là, nhà vua liền đặt ra Tết Trung thu khi rằm tháng 8 đến. Từ đó, Tết Trung thu trở thành tục lễ hàng năm, khi trăng tròn, tỏa sáng, là có vũ-nhạc “Khúc nghê thường” vang trong Cung đường.

 

Theo lệ đó, từ đó đến nay, khi đón trăng-đón Tết Trung thu, khắp nơi, mọi nhà, mọi người, nhất là các em nhỏ, được người lớn chuẩn bị cho tết, hướng dẫn trẻ em ngắm trăng vui chơi, múa hát, đánh trống, rước đèn ông sao và các hình con vật, cùng nhiều đồ chơi thích thú. Người lớn không chỉ mua sắm, tổ chức, hướng dẫn cho con trẻ, mà cũng cùng các em vui chơi thoả chí và thích thú đón trăng, phá cỗ dưới trăng làm nên sự thăng hoa tình cảm, trí tuệ, trước thiên nhiên, cuộc sống, khi mùa thu êm ả, mát mẻ, dễ chịu, thoải mái, hứng khởi đi tới tương lai của cộng đồng và mỗi người.

 

Về phá cỗ Trông Trăng, ngoài vũ nhạc, thời nhà Đường, người ta còn làm bánh “trông trăng”-có hình mặt trăng để liên hoan khi Tết Trung thu về. Tục lệ đó, đã có ở nước ta từ lâu đến nay. Nên dịp Tết Trung thu, khắp nơi trong nước sản xuất nhiều loại đồ chơi, làm nhiều loại bánh, kẹo trung thu nhiều hình nhiều vẻ, nhiều màu sắc, nhiều hương vị, bày bán khắp nơi để phục vụ Tết Trung thu.

 

Rước đèn đêm Trung thu, đã là tục lệ và nguồn vui của mọi người, nhất là thiếu nhi. Tục lệ này có từ Trung Quốc cổ xưa. Thời nhà Tống (960-1269), chuyền lan một huyền thoại là: có con cá chép vàng, tu luyện thành tinh, thường hóa phép thành người, để trêu và lừa phụ nữ. Thấy thế, ông Bao Công bày cho mọi nhà mang đèn Cá Chép và nhiều loại hình con gia súc, gia cầm khác, treo trước cửa nhà, để cá quỷ không dám đến nhũng nhiễu, làm hại. Từ đó, trung thu đến, nhà nhà thả cá chép xuống ao hồ và treo nhiều loại đèn, có đèn hình cá chép và cho trẻ rước đèn Ông Sao vui chơi dưới vầng trăng toả sáng tươi đẹp.

 

Tết Trung thu và các tục lệ trong tết này, được du nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam từ thời Lý. Nhưng phải đến Cách mạng tháng 8 thành công và nhất là từ năm 1947, khi Bác Hồ gửi thư Trung thu cho thiếu nhi cả nước, Tết Trung thu mới thực sự trở thành tết của tất cả trẻ em và được tổ chức vui chơi tưng bừng, rộn ràng, phấn khởi, vừa mang nhiều nguồn vui, vừa có ý nghĩa xã hội, đời sống… khi toàn xã hội, gia đình tận tình chăm sóc trẻ em. Sinh thời, hàng năm, Tết Trung thu về, Bác Hồ đều gửi thư cho thiếu nhi. Bác còn đến một số nơi vui chơi, tặng quà, đón trăng cùng các cháu. Đó là tấm lòng yêu dấu thấu tình của Bác, của tất cả người lớn với lớp măng non của dân tộc-người kế nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước./.

Nguồn: Báo Bắc Ninh

Cùng chuyên mục

TIN NỔI BẬT