Lễ hội Tết rừng của dân tộc Mông ở Yên Bái
Ngày 11/3 (tức ngày 30 tháng giêng), đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, đã tổ chức Lễ hội cúng rừng. Đây là nghi lễ truyền thống có ý nghĩa lớn nhất, quan trọng nhất trong năm đối với người dân nơi đây và còn được gọi là “Tết rừng”.
Hàng năm, cứ vào dịp cuối tháng giêng và 3 ngày đầu của tháng 2 âm lịch, lễ cúng rừng của đồng bào dân tộc Mông ở xã Nà Hẩu lại được tổ chức. Trong 3 ngày này, tất cả người dân trong xã đều không được vào rừng, dù chỉ hái một chiếc lá.
Đây là phong tục đẹp đã có từ lâu đời, là nét sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian gắn liền với triết lý đa thần của cư dân nông nghiệp. Ý nghĩa của việc cúng Thần rừng đầu xuân là nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, con cháu khỏe mạnh, cuộc sống no ấm, yên vui.
Những nghi thức độc đáo, trang nghiêm của buổi lễ được diễn ra ở cửa rừng, nơi có nhiều cây cổ thụ lớn. Trên bàn thờ bằng đá, được đặt dưới gốc cây lớn nhất, là lễ vật gồm một con gà trống lông trắng, một con gà mái lông đen, một con lợn đen, rượu, hương, giấy bản… để dâng cúng thần rừng.
Tại lễ cúng, hầu như tất cả người dân trong thôn, bản đều mang theo một túi đựng cơm rượu, bát đũa… về tập trung tại khu rừng cấm - rừng thiêng của thôn mình để tiến hành nghi lễ và sau đó cùng liên hoan.
Trước đó, dân làng đã tổ chức quyên góp tiền mua lợn, gà, rượu, hương thơm, vàng mã… và bầu ra người quản lý rừng cấm - rừng thiêng của thôn để tiến hành nghi thức cúng theo luật tục.
Tín ngưỡng thờ Thần rừng của đồng bào Mông nơi đây đã được truyền qua nhiều thế hệ. Bởi vậy, ở thôn bản nào của Nà Hẩu cũng có một khu rừng cấm - rừng thiêng với những quy định “bất khả xâm phạm” và nằm ở địa thế đẹp nhất của thôn, nơi hội tụ đầy đủ linh khí của trời đất để thờ cúng Thần rừng.
Những năm gần đây, tục cúng rừng còn được xem như một cuộc họp tổng kết năm của thôn, bản trong công tác bảo vệ rừng với sự tham gia của tất cả các chủ hộ trong thôn, cán bộ xã và cán bộ kiểm lâm.
Việc thực hiện các quy ước, hương ước về bảo vệ rừng cấm; tình hình phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, an ninh trật tự thôn bản, các khoản đóng góp, các khoản được Nhà nước hỗ trợ… đều được đem ra bàn bạc công khai trong ba ngày “Tết rừng”.
Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu có diện tích tự nhiên hơn 43.230ha, trong đó diện tích có rừng là hơn 30.528 ha. Nằm trong vùng lõi của khu bảo tồn, xã Nà Hẩu có tổng diện tích tự nhiên là 5.640ha, trong đó rừng tự nhiên đặc dụng là 4.700 ha.
Đất đai sản xuất của xã Nà Hẩu rất ít, cuộc sống của 340 hộ đồng bào Mông với trên 1.900 nhân khẩu chủ yếu dựa vào 67ha ruộng nước và vài chục ha ngô đồi nên cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, từ luật tục cúng rừng luôn được duy trì tổ chức hàng năm nên người dân Nà Hẩu không xâm hại đến rừng. Bởi vậy, trong khi rừng ở nhiều nơi bị tàn phá thì ở đây, hàng nghìn ha rừng nguyên sinh vẫn nguyên vẻ hoang sơ, tán rừng già vẫn tầng tầng, lớp lớp, ngút ngàn xanh./.
Đây là phong tục đẹp đã có từ lâu đời, là nét sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng dân gian gắn liền với triết lý đa thần của cư dân nông nghiệp. Ý nghĩa của việc cúng Thần rừng đầu xuân là nhằm cầu cho mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, con cháu khỏe mạnh, cuộc sống no ấm, yên vui.
Những nghi thức độc đáo, trang nghiêm của buổi lễ được diễn ra ở cửa rừng, nơi có nhiều cây cổ thụ lớn. Trên bàn thờ bằng đá, được đặt dưới gốc cây lớn nhất, là lễ vật gồm một con gà trống lông trắng, một con gà mái lông đen, một con lợn đen, rượu, hương, giấy bản… để dâng cúng thần rừng.
Tại lễ cúng, hầu như tất cả người dân trong thôn, bản đều mang theo một túi đựng cơm rượu, bát đũa… về tập trung tại khu rừng cấm - rừng thiêng của thôn mình để tiến hành nghi lễ và sau đó cùng liên hoan.
Trước đó, dân làng đã tổ chức quyên góp tiền mua lợn, gà, rượu, hương thơm, vàng mã… và bầu ra người quản lý rừng cấm - rừng thiêng của thôn để tiến hành nghi thức cúng theo luật tục.
Tín ngưỡng thờ Thần rừng của đồng bào Mông nơi đây đã được truyền qua nhiều thế hệ. Bởi vậy, ở thôn bản nào của Nà Hẩu cũng có một khu rừng cấm - rừng thiêng với những quy định “bất khả xâm phạm” và nằm ở địa thế đẹp nhất của thôn, nơi hội tụ đầy đủ linh khí của trời đất để thờ cúng Thần rừng.
Những năm gần đây, tục cúng rừng còn được xem như một cuộc họp tổng kết năm của thôn, bản trong công tác bảo vệ rừng với sự tham gia của tất cả các chủ hộ trong thôn, cán bộ xã và cán bộ kiểm lâm.
Việc thực hiện các quy ước, hương ước về bảo vệ rừng cấm; tình hình phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, an ninh trật tự thôn bản, các khoản đóng góp, các khoản được Nhà nước hỗ trợ… đều được đem ra bàn bạc công khai trong ba ngày “Tết rừng”.
Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu có diện tích tự nhiên hơn 43.230ha, trong đó diện tích có rừng là hơn 30.528 ha. Nằm trong vùng lõi của khu bảo tồn, xã Nà Hẩu có tổng diện tích tự nhiên là 5.640ha, trong đó rừng tự nhiên đặc dụng là 4.700 ha.
Đất đai sản xuất của xã Nà Hẩu rất ít, cuộc sống của 340 hộ đồng bào Mông với trên 1.900 nhân khẩu chủ yếu dựa vào 67ha ruộng nước và vài chục ha ngô đồi nên cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, từ luật tục cúng rừng luôn được duy trì tổ chức hàng năm nên người dân Nà Hẩu không xâm hại đến rừng. Bởi vậy, trong khi rừng ở nhiều nơi bị tàn phá thì ở đây, hàng nghìn ha rừng nguyên sinh vẫn nguyên vẻ hoang sơ, tán rừng già vẫn tầng tầng, lớp lớp, ngút ngàn xanh./.
Nguồn: TTXVN