Quảng Nam xác định giải pháp đào tạo nhân lực du lịch
Theo khảo sát, nhu cầu nguồn nhân lực kể cả lao động trực tiếp và lao động gián tiếp phục vụ du lịch tại Quảng Nam đến năm 2015 là hơn 77.000 người và đến năm 2020 là trên 157.000 người.
Để đảm bảo nguồn nhân lực phục vụ du lịch, đáp ứng nhu cầu trước mắt và tầm nhìn đến năm 2020, các tham luận tại hội thảo đã đưa ra nhóm giải pháp cơ bản là tăng cường nâng cao nhận thức về phát triển du lịch và đào tạo nguồn nhân lực cho du lịch phù hợp với chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ một tỉnh nông nghiệp sang một tỉnh công nghiệp; trong đó, tỷ lệ dịch vụ chiếm tỷ lệ quan trọng.
Tỉnh thực hiện quy hoạch, củng cố và phát triển hệ thống cơ sở đào tạo; chú trọng đào tạo cả bốn cấp trình độ là sơ cấp, trung cấp, cao đẳng và đại học, đặc biệt, chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, ngoại ngữ và nghiệp vụ ngành.
Bên cạnh đó, tỉnh xây dựng bộ tiêu chuẩn trình độ đào tạo du lịch đối với từng nhóm đối tượng cụ thể; liên kết chặt chẽ giữa đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực qua đào tạo; lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia để dạy nghề cho thanh niên, đặc biệt là thanh niên ở khu vực nông thôn.
Quảng Nam hiện có 185 cơ sở lưu trú với 5.216 phòng; trong đó có bốn khách sạn năm sao, 13 khách sạn bốn sao, 11 khách sạn ba sao, 60 cơ sở homestay, 46 công ty kinh doanh lữ hành. Năm 2013, tỉnh Quảng Nam đón hơn 3,4 triệu lượt khách, thu nhập từ du lịch đạt 4.500 tỷ đồng, tăng 24% so với năm trước.
Quảng Nam hiện có 185 cơ sở lưu trú với 5.216 phòng; trong đó có bốn khách sạn năm sao, 13 khách sạn bốn sao, 11 khách sạn ba sao, 60 cơ sở homestay, 46 công ty kinh doanh lữ hành. Năm 2013, tỉnh Quảng Nam đón hơn 3,4 triệu lượt khách, thu nhập từ du lịch đạt 4.500 tỷ đồng, tăng 24% so với năm trước./.