Non nước Việt Nam

Tục truyền dạy chữ viết và nghề bốc thuốc của người Dao

Cập nhật: 19/11/2008 10:57:23
Số lần đọc: 2071
Truyền dạy chữ viết và nghề bốc thuốc của người Dao là một phong tục độc đáo có từ lâu đời và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Theo phong tục này, hằng năm cứ mỗi dịp Tết Nguyên đán, trong từng gia đình người Dao lại diễn ra các lễ trao truyền, cụ thể là việc dạy con cháu học chữ Nôm Dao và đặc biệt là nghi thức truyền nghề thuốc cho các thế hệ kế tiếp diễn ra tại gia đình các thầy thuốc trong thôn. Ðây là dịp cộng đồng tôn vinh việc học hành, lễ nghĩa, học nghề và học cách làm người.

Sáng sớm mồng một Tết, người Dao tổ chức dạy bảo học chữ cho con trai tuổi từ 12 đến 13 trở lên (người Dao đỏ gọi là "tu xô hiu", người Dao tuyển gọi là "châu dặt hô đăng" - nghĩa là mùng một học chữ). Với người Dao, dạy chữ không chỉ đơn giản ở việc dạy cho con biết đọc biết viết chữ của tộc người mà còn dạy con học biết cái tình cái lý, không quên gốc rễ tổ tông. Con trai học chữ, con gái học thêu thùa, khâu vá. Nơi các cô gái ngồi thêu hoa, cũng là điểm hẹn để các chàng trai đến ném còn và tìm hiểu để kết duyên đôi lứa.

 

Người Dao đỏ còn có tục chọn ngày tốt để dạy chữ cho con, thường những ngày từ mồng một Tết đến rằm tháng giêng; theo quan niệm của bà con thì những ngày này đều là ngày tốt, nhưng chọn ra ngày hợp với tuổi của con thì việc học hành sẽ tấn tới, học tập thành công. Bên cạnh việc dạy chữ cho nam thiếu niên, trong dịp Tết, cộng đồng người Dao còn tổ chức truyền dạy phép thuốc (học nghề thuốc). Người Dao có hệ thống chữ viết và một di sản sách cổ Nôm Dao rất giá trị, tuy nhiên sách về y học lại rất hiếm.

 

Bên cạnh đó, người Dao cũng nổi tiếng về y dược, chữa bệnh cứu người. Người học nghề thuốc theo phải tuân thủ tuyệt đối các yêu cầu nghiêm ngặt của cha ông truyền lại. Sau khi kết thúc lễ truyền, người thầy hướng dẫn người học cách lấy cây thuốc và các quy định của nghề y phải tuyệt đối phải tuân thủ, như: Không được làm việc thất đức, cứu chữa không đúng bệnh mà mình biết, không lừa người ốm; thuốc quý không được coi thường; không được phản thầy; cứu người là việc chính, không được lừa dối để lấy tiền hay lười biếng, dù họ có ở xa, khó khăn vẫn phải chữa trị khi người ta tìm đến...

Nguồn: website báo Thái Nguyên

Cùng chuyên mục

TIN NỔI BẬT