Phát triển cả lượng và chất về cơ sở lưu trú nhằm đáp ứng nhu cầu của ngành du lịch
Với vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch, Tổng cục Du lịch đã hỗ trợ và hướng dẫn các Sở quản lý du lịch áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng phục vụ; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và giám đốc cơ sở lưu trú du lịch. Đồng thời, hợp tác với một số tập đoàn khách sạn lớn nhằm tham khảo kinh nghiệm phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú du lịch ở Việt Nam.
Việc triển khai rộng rãi hoạt động xét chọn nhà hàng, điểm mua sắm, dịch vụ ăn uống đạt chuẩn phục vụ khách du lịch đã giúp nâng cao chất lượng dịch vụ ở các điểm đến du lịch, giúp du khách có cơ sở để lựa chọn và quyết định trong chuyến đi.
Năm 2008, Tổng cục Du lịch đã phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ những sự kiện như Đại lễ Phật đản Vesak Liên hợp quốc về tôn giáo tổ chức tại Việt Nam, cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2008…, nhất là sự kiện du lịch lớn diễn ra đầu năm 2009 - Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF-09).
Số liệu thống kê về cơ sở lưu trú ở Việt Nam năm 2008
Cơ sở |
Số buồng | |
Tổng số |
10.400 |
207.014 |
Trong đó: |
|
|
- Hạng 5 sao |
31 |
8.196 |
- Hạng 4 sao |
90 |
10.950 |
- Hạng 3 sao |
175 |
12.524 |
- Hạng 2 sao |
710 |
27.300 |
- Hạng 1 sao |
850 |
19.000 |
Hạng chuẩn |
3.000 |
44.030 |
(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác 2008 của TCDL)
Số lượng buồng phòng khách sạn cao sao ở Việt Nam lâu nay vẫn được đánh giá là cung nhỏ hơn cầu. Tình trạng thiếu hụt buồng phòng chưa đáp ứng với tăng trưởng về dòng khách du lịch vào Việt Nam, đặc biệt là khách du lịch cao cấp. Hình ảnh một Việt Nam tươi đẹp, năng động, an toàn, thân thiện với bản sắc văn hóa độc đáo được biết đến ngày càng rộng rãi trên thế giới thu hút ngày càng nhiều du khách sẽ đến với Việt Nam đòi hỏi phát triển cơ sở hạ tầng du lịch phù hợp, tương xứng với tốc độ tăng trưởng du lịch Việt Nam mấy năm gần đây đã tác động đến dòng vốn đầu tư du lịch thời gian qua. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể các vùng du lịch, các khu, tuyến, điểm du lịch trọng điểm quốc gia, Tổng cục Du lịch đã hỗ trợ các địa phương lập quy hoạch du lịch cụ thể trên địa bàn; kêu gọi thu hút đầu tư du lịch. Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch-Đầu tư), trong 8 tháng đầu năm 2008, lĩnh vực khách sạn-du lịch của Việt Nam đã thu hút được 21 dự án với tổng số vốn đầu tư lên tới 8.773 triệu USD, vượt xa tổng số vốn đăng ký trong cả giai đoạn 1988-2007. Nhiều hoạt động đầu tư sôi nổi đang diễn ra ở nhiều tỉnh thành trong cả nước như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Bình Thuận, Cần Thơ, Bà Rịa - Vũng Tàu…
Thách thức phải đối mặt hiện nay là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, suy thoái kinh tế ở nhiều quốc gia trên thế giới, sụt giảm về tăng trưởng du lịch ở nhiều thị trường trọng điểm. Ngành du lịch của Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những tác động này. Công suất sử dụng buồng phòng bình quân cả nước trong năm 2008 chỉ đạt 49%.
Trong thời gian tới, với nỗ lực của ngành Du lịch Việt Nam cùng với các ngành liên quan trong chiến dịch triển khai những giải pháp cấp bách thu hút khách; các cơ sở lưu trú đưa ra động thái cụ thể, tích cực tham gia tháo gỡ khó khăn; cùng với việc bổ sung, cải thiện quan trọng về hạ tầng cơ sở lưu trú, hy vọng thị trường khách du lịch Việt Nam sẽ sớm tăng trưởng trở lại, góp phần đưa ngành du lịch tiếp tục phát triển./.