Non nước Việt Nam

Một vài cách ăn thời trước của người Hà Nội

Cập nhật: 07/01/2009 15:01:37
Số lần đọc: 1755
Hà Nội là nơi thanh lịch, con người ở đây phải thanh lịch từ cách sống tới ẩm thực. Hà Nội gạo trắng nước trong, ǎn ngon mặc đẹp thỏa lòng lứa đôi.

Trong ǎn uống, người Hà Nội không quá xem trọng các món ǎn đắt tiền mà xem trọng cách ǎn uống, nhất là trọng cỗ bàn, tiệc tùng, cách ǎn uống này đôi lúc khiến cho nhiều người ở miền quê khi được mời dự các đám giỗ, đám tiệc ở Hà Nội phải lúng túng bỡ ngỡ.

 

Trong mâm cỗ cưới hay khao vọng tại các gia đình sang trọng, ngoài những món sơn hào hải vị còn có một bát kiểu bằng sứ Tàu, trên miệng bát bưng kín bằng giấy hồng điều loại tốt, giữa có dán một hoa chữ thọ bằng giấy trang kim, nếu không phải là người Hà Nội quảng giao, ngồi vào mâm cỗ sẽ không hiểu là món gì lại có sự trang trí kiểu cách như vậy. Người không biết chỉ ngồi nhìn không dám hỏi, khi miếng giấy hồng điều dán hoa lật ra, đây chỉ là một cái bát không, thực khách nếu ngạc nhiên cứ chờ sẽ hiểu: đây là cái bát dùng để đựng xương.

 

Khi tiệc gần tan, đồ tráng miệng, một đĩa đào nguyên trái được bưng lên, ít nhất là nǎm trái cho mỗi mâm cỗ bốn người, bên đĩa đựng trái đào còn thấy một đĩa cơm nếp trắng phau, nóng hổi khói bốc nghi ngút. Thực khách không quen lại phải chờ để hiểu, không lẽ đào ǎn với cơm nếp! Thì ra không phải: đào thường có lông như lông mǎng, cứ để vậy ǎn, rát lưỡi mất ngon, lấy dao cạo đi thì dao đâu đủ dùng cho số đông tân khách, phải cầu kỳ lấy trái đào lǎn vào cơm nếp nóng, nhờ sức nóng và chất dính của cơm nếp, lông trái đào dính hết vào cơm nếp, như vậy ǎn mới mát miệng và mới tận hưởng được hương vị của đào.

 

Hoặc thay vì cơm nếp với đào sẽ là một thứ tráng miệng cầu kỳ khác, thí dụ như mâm bánh ngọt để lẫn với một vài thứ trái cây, kèm theo một chén nước mắm loại ngon, bên cạnh có bốn, nǎm cái tǎm bông, tǎm bằng tre dài chừng 10 phân đầu to đuôi nhọn, phía đầu có quấn chỉ ngũ sắc, chỗ chỉ ngũ sắc này còn được dán thêm một hình con phượng ngậm một bao thư mầu đỏ, mệnh danh "Phượng hàm thư". Chiếc tǎm này sau bữa ǎn khách có thể mang về làm kỷ niệm.

 

Trước mọi thứ dọn ra như vậy, người khách miền quê khỏi sao bỡ ngỡ, bánh ngọt hay trái cây ǎn chấm nước mắm chǎng? Không! Đây là muốn để khách được tận hưởng vị ngon của món ǎn tráng miệng: nếu khách thích ǎn bánh ngọt trước trái cây, thì lúc ǎn trái cây, lấy tǎm bông nhúng vào nước mắm, mút đầu tǎm để chất mặn làm biến hết chất ngọt, như vậy ǎn trái cây mới được thưởng thức hết chất ngon, nhất là chất ngọt của trái cây. Trái lại nếu khách ǎn trái cây thì cũng làm như vậy để không cảm thấy bánh ngọt quá.

Nguồn: Việt Báo

Cùng chuyên mục

TIN NỔI BẬT