Hoạt động của ngành

Lào Cai: Ngày xuân mở hội Gàu Tào

Cập nhật: 02/02/2009 08:02:31
Số lần đọc: 2048
Người ta chọn ra những gia đình đứng đắn nhưng hiếm muộn đường con cái để giao làm chủ lễ Gàu Tào, vì đây là lễ cầu phúc, cầu tự của những nhà hiếm con.

Cứ mỗi độ xuân về, đồng bào dân tộc Mông vùng núi cao Tây Bắc Việt Nam lại mở hội Gàu  Tào (có nơi gọi là hội chơi núi hoặc hội Say Sán…). Hội Gàu Tào thường tổ chức từ ngày mùng 3 đến ngày mùng 6 Tết Nguyên đán hàng năm.

 

Chủ hội nhờ trai bản vào rừng chọn cây tre to đẹp nhất để dụng cây nêu trước ngày khai hội 1 tháng để thông báo cho làng xa, bản gần biết sắp có hội Gàu Tào mở ở địa phương mình. Sau 3 ngày lễ hội, cây nêu được hạ xuống làm giát giường ngủ cho vợ chồng ngưòi cầu tự, với hy vọng năm mới họ sẽ sinh con theo mong ước.

 

Chủ hội Gàu Tào phải theo lễ hội 3 năm liền và sau đó mới đến lượt bàn giao cho chủ hội  xuân mới.

 

Những ngày hội Gầu Tào còn là dịp trai gái dân tộc Mông và nhiều dân tộc khác trong vùng đến tìm hiểu, tỏ tình và tham gia vui văn nghệ - thể thao dân tộc. Khi tan hội Gàu Tào nhiều cặp bén duyên nhau.

 

Hội tổ chức trên bãi đất rộng để mọi người đi hội có cơ hội tham gia hát giao duyên và vui các môn thể thao truyền thống như bắn nỏ, kéo co, đánh quay, đánh én, đẩy gậy…

 

Tết Kỷ Sửu này nhiều địa phương ở tỉnh biên giới Lào Cai mở hội xuân Gầu Tào, như hội xuân ở  các xã: Pha Long (huyện Mường Khương), Phong Niên(huyện Bảo Thắng), Cán Cấu (huyện Si Ma Cai), Lùng Phình (huyện Bắc Hà) Sảng Ma Sáo (huyện Bát Xát), Tả Van (huyện Sa Pa)…

Nguồn: VOV

Cùng chuyên mục