Thanh Hóa với chương trình phát triển sản phẩm du lịch
Thanh Hóa là tỉnh Địa linh nhân kiệt, có nhiều thắng tích và di tích lịch sử Văn hóa nổi tiếng. Để phát huy thế mạnh này Thanh Hóa đã có chương trình đầu tư vào du lịch, đặc biệt là coi trọng tới chương trình phát triển sản phẩm du lịch. Trong qua trinh xây dựng và thực hiện đề án, chương trình một số đề án trọng tâm đã được triển khai xây dựng nhằm khai thác, phát triển sản phẩm du lịch như: chương trình du lịch “Hành trình 1000 năm những kinh đô Việt Nam” (Chủ trì: Sở VHTTDL); đề án “Đổi mới tổ chức và quản lý dịch vụ du lịch Sầm Sơn 2007-2010” (Chủ trì: UBND thị xã Sầm Sơn); chương trình “Xây dựng mô hình nông lâm kết hợp, phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng để tạo thu nhập cho người dân sống trong vùng qui hoạch khu BTTN Pù Luông” (Chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã được phê duyệt, đang triển khai thực hiện. Đề án “Đa dạng và phát triển sản phẩm du lịch Thanh Hóa”; phương án “quản lý và kinh doanh khu du lịch suối cá Cẩm Lương” (Chủ trì: Sở VHTTDL) đã hoàn chỉnh, đang trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Một số đề án, dự án đang được triển khai xây dựng như: “lậphồ sơ khoa học đề nghị UNESCO công nhận di sản văn hóa thế giới thành nhà Hồ và hang Con Moong” (chủ trì: BCĐ tỉnh) đang trong giai đoạn hoàn chỉnh; dự án “bảo tồn làng cổ” - làng Ngọc, xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy; phương án khai thác du lịch tại khu di tích lịch sử Lam Kinh” (Chủ trì: Sở VHTTDL); và một số đề tài nghiên cứu khoa học đang thực hiện như: “Xác định các điểm, tuyến du lịch trên địa bàn ranh giới 2 tỉnh Thanh Hoá – Ninh Bình”, “Vận dụng lý thuyết văn hoá vùng và phân vùng văn hoá nhằm quản lý, bảo tồn, phát huy sắc thái văn hoá tỉnh Thanh Hoá”; “Nghiên cứu xác định các loại hình, điểm, khu và tuyến du lịch phía Tây đường Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hoá” (trường Đại học Hồng Đức).
Các dịch vụ khác bổ trợ hoạt động kinh doanh du lịch như Dịch vụ thương mại đang phát triển với 4 siêu thị có qui mô khá lớn; hệ thống nhà hàng, dịch vụ giải trí; hệ thống chợ đã được qui hoạch, đang triển khai xây dựng thành mô hình trung tâm thương mại. Dịch vụ bưu chính viễn thông, ngân hàng, thương mại, bảo hiểm… cũng đã được quan tâm đầu tư, bước đầu tạo được những chuyển biến tiến bộ về chất lượng phục vụ khách nói chung và khách du lịch nói riêng. Ngành Giao thông Vận tải đã xây dựng và triển khai thành công đề án “tổ chức xe buýt nội thành và các huyện, thị lân cận”, góp phần quan trọng thu hút và phục vụ khách du lịch; Hiện nay đang tiến hành triển khai xây dựng trạm dừng chân trên tuyến quốc lộ 1A. Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức mở cửa phòng trưng bày, phục vụ khách du lịch; thành lập Bảo tàng tư nhân - bảo tàng cổ cật Hoàng Long, hiện đã có nhiều hoạt động ý nghĩa, góp phần đa dạng sản phẩm, dịch vụ phục vụ khách du lịch. Dịch vụ ngân hàng phát triển khá nhanh, với nhiều loại hình và hình thức sở hữu khác nhau: hệ thống rút tiền tự động, thanh toán qua thẻ ATM, các cơ sở kinh doanh du lịch đang bắt đầu áp dụng cho khách du lịch thanh toán tiền bằng thẻ Master, VISA…
Bước vào năm 2009 Thanh Hóa đã triển khai các phương án đầu tư du lịch ngay từ đầu năm. Đồng thời với việc tăng cường quản lý và tổ chức tốt các lễ hội thăm viếng, thắng cảnh, Tỉnh còn tổ chức Festival sinh vật cảnh. Ngày hội sinh vật cảnh do Thành phố Thanh Hóa kết hợp với Hội sinh vật cảnh Việt Nam tổ chức đã thu hút 26 tỉnh thành trong nước tham gia và hàng vạn khách đến thăm, giao lưu tạo nên không khí sôi nổi nhộn nhịp.