Lễ tế Xã Tắc (Thừa Thiên Huế): Cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt
Lễ tế đàn Xã Tắc thời Nguyễn ở kinh đô Huế là nơi tế thần Đất và thần Lua, cầu cho quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt, Đàn được xây dựng năm Gia Long thứ 5 (năm 1806) ở phía Tây Hoàng thành. Khi khởi công, tất cả các thành, dinh, trấn trong toàn quốc theo lệnh Vua phái đóng góp đất sạch để đắp đàn, bởi vậy, đàn Xã Tắc tượng trưng cho đất đai của Tổ Quốc. Lễ tế đàn Xã Tắc được tổ chức mỗi năm hai lần vào mùa Xuân và mùa Thu, xếp vào hàng Đại tự (chỉ đứng sau Lễ tế Nam Giao).
Lễ tế Xã Tắc 2009 được tổ chức khá quy mô, hơn 500 người tham gia với đầy đủ đạo cụ, phục trnag, nghi trượng, cờ phướn. Lễ tế sẽ thực hiện trang nghiêm với đầy đủ các nghi thức truyền thống. Đặc biệt, năm năm, Lễ tế Xã Tắc đã thu hút sự tham của 120 bô lão đại diện cho tất cả các địa phương của Thừa Thiên Huế. Lễ tế Xã Tắc đã thật sự được xã hội hóa tối đa để trở thành một lễ hội cộng đồng.
Việc trùng tu di tích đàn Xã Tắc và hoàn thiện công tác tổ chức Lễ đã được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tiến hành theo một lộ trình kéo dài nhiều năm theo định hướng khôi phục lại một cách toàn diện cả đàn tế và lễ tế quy mô như ngày xưa. Đồng thời, một hồ sơ khoa học về lễ tế đàn Xã Tắc sẽ được xây dựng và tiến tới các thủ tục xin công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể Đại diện của nhân loại.