Những điểm hấp dẫn phía tây khu danh thắng Ngũ Hành Sơn
Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ, nhưng do chiếm ưu thế về vị trí giao thông, cảnh sắc phong phú, đa dạng với các hang động và chùa chiền thâm nghiêm cổ kính, nên đã được nhiều du khách biết đến và tham quan. Thế nhưng, dấu ấn lịch sử - văn hóa - du lịch không chỉ dừng lại và cô đọng ở ngọn Thủy Sơn mà được phân bổ đều khắp ở năm ngọn núi, trong đó có hòn Kim Sơn, Thổ Sơn và Hỏa Sơn ở phía Tây khu danh thắng đã góp phần làm nên một Ngũ Hành Sơn với bao truyền thuyết được truyền tụng lâu đời.
Khu du lịch phía Tây trong quần thể Ngũ Hành Sơn nằm cách ngọn Thủy Sơn, làng đá mỹ nghệ và bờ biển du lịch Non Nước khoảng gần 1km về phía Tây, trên trục đường Đà Nẵng - Hội An. Hệ thống giao thông đến khu du lịch phía Tây rất dễ dàng, thuận lợi, là gạch nối giữa các tour du lịch Ngũ Hành Sơn - Hội An - Mỹ Sơn, phía Tây Nam giáp sông Cổ Cò với đồng lúa, bãi bồi, làng mạc, không gian thoáng đãng, khí hậu trong lành, mát mẻ.
Phía Tây Ngũ Hành Sơn gồm có ngọn Hỏa Sơn, Thổ Sơn và Kim Sơn. Dưới ngọn Kim Sơn là chùa Quan Thế Âm, đây là ngôi chùa xây dựng vào năm 1956 do Hòa thượng Thích Pháp Nhãn khi phát hiện ra động Quan Âm sau chùa. Trong động có thạch nhũ có hình dáng tượng Phật Bà Quan Âm hoàn chỉnh, cao lớn bằng người thật với tư thế an nhiên, đứng trên mình con rồng uốn khúc. Tại đây, hằng năm có tổ chức lễ hội Quan Thế Âm truyền thống, mang đậm nét văn hóa dân gian và văn hóa Phật giáo.
Bên cạnh ngọn Kim Sơn là ngọn Hỏa Sơn, đây là ngọn núi đôi được đặt tên là Âm Hỏa Sơn và Dương Hỏa Sơn. Âm Hỏa Sơn nằm ở phía Đông, sườn núi có nhiều thớ đá nằm nghiêng, cắt ra từng đoạn, cây cối mọc ở các kẻ đá và có một cái hang thông từ sườn phía Nam ra sườn phía Bắc. Dương Hỏa Sơn nằm ở phía Tây, dưới ngọn núi này có chùa Linh Sơn được xây dựng vào năm 1964, sau chùa có động Huyền Vy được phát hiện vào thời Lê Cảnh Hưng, đến năm 1825, vua Minh Mạng cho người khắc tên lên vách đá ba chữ “Động Huyền Vy”.
Mãi đến năm 1960, các thầy trù trì ở đây khai phá lớp đá dày nơi cửa động lộ rõ hang động có nhiều tầng, nhiều ngóc ngách, tranh tối, tranh sáng. Trong động có một hồ nước với hình tượng ông Lữ đi câu ngồi trên ghềnh đá, nên gọi là hồ ông Lữ.
Cuối ngọn Dương Hỏa Sơn về phía Tây lưng chừng núi có một hang xuyên suốt từ sườn phía Bắc ra sườn phía Nam gọi là hang Phổ Đà Sơn. Phong cảnh ở đây rất u tịch, trong hang có ngôi chùa nhỏ có tên là chùa Phổ Đà Sơn. Đây là ngôi chùa của các sư nữ đầu tiên tại Ngũ Hành Sơn. Tương truyền rằng, tại ngôi chùa này công chúa Ngọc Lan, em gái vua Minh Mạng sau khi thọ giới tại chùa Tam Thai đã đến ẩn tu suốt đời tại chùa này.
Ở ngọn Hỏa Sơn ngoài chùa chiền, hang động còn có miếu Ông Chài được xây dựng vào thời Gia Long (1802-1819), đây là Trạm thu thuế các tàu buôn qua lại trên sông Cổ Cò giữa Hội An và Đà Nẵng ngày trước, tuy nhiên, đến nay theo thời gian, do phù sa bồi lấp, dòng sông hẹp lại đã làm mất vị trí giao thông quan trọng này.
Thổ Sơn là ngọn ở phía Tây Bắc Ngũ Hành Sơn, vách đá dựng đứng và ít cây cối. Điểm thấp nhất nằm ở sườn phía Tây, còn ở phía Đông có một hang sâu, khoảng 20m, lối vào rất hẹp, có một đường thông lên cao gọi là hang Bồ Đề, còn gọi là “Địa đạo núi Đá Chồng”. Đây là địa đạo tự nhiên, nơi ẩn nấp và hoạt động bí mật của các chiến sĩ cách mạng trong 2 thời kỳ kháng chiến và hiện nay trở thành di tích lịch sử tại danh thắng Ngũ Hành Sơn. Sườn Bắc của ngọn Thổ Sơn có chùa Long Hoa và chùa Huệ Quang, đây là những ngôi chùa được xây dựng vào thập niên 90 trong khung cảnh tĩnh lặng, hữu tình và nên thơ.
Khu du lịch phía Tây Ngũ Hành Sơn còn ẩn chứa nhiều di tích lịch sử, văn hóa như: đền thờ công chúa Ngọc Lan, đền thờ Huyền Trân Công Chúa, miếu ông Chài, đình Khuê Bắc, Bến ngự thuyền vua Minh Mạng trên sông Cổ Cò… Ngoài ra, khu du lịch phía Tây Ngũ Hành Sơn còn có những di tích đấu tranh cách mạng trong hai cuộc kháng chiến như: địa đạo núi Đá Chồng, hang bà Tho, chùa cô Đáng (hay còn gọi chùa Phổ Đà Sơn).
Đến với phía Tây Khu du lịch thắng cảnh Ngũ Hành Sơn, du khách không những đơn thuần thưởng ngoạn cảnh trí chùa chiền, hang động mà còn được chiêm bái đạo pháp, tham gia lễ hội và tịnh dưỡng tâm trí. Tất cả những yếu tố đó đã góp phần làm nên nét riêng của du lịch phía Tây Ngũ Hành Sơn, là quà tặng quý hiếm mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho quận Ngũ Hành Sơn nói riêng và cho thành phố Đà Nẵng nói chung.
Hiện nay, Ban Quản lý Khu du lịch thắng cảnh Ngũ Hành Sơn đang phối hợp với Ban Quản lý Công trình XDCB quận hoàn thiện hồ sơ thiết kế hạng mục mở đường, cải tạo cảnh quang trước động Huyền Vy và hệ thống điện trong lòng động nhằm góp phần tạo thêm điểm nhấn mới cho du khách khi đến với phía Tây Ngũ Hành Sơn.
Có thể nói, phát triển mạnh mẽ du lịch phía Tây danh thắng Ngũ Hành Sơn sẽ là định hướng đúng đắn nhằm từng bước giới thiệu với khách du lịch có cái nhìn tổng quát, toàn diện hơn về thắng cảnh Ngũ Hành Sơn, một vùng đất đậm chất tâm linh và hoài cổ.
Từ lâu, khách du lịch khi tham quan Ngũ Hành Sơn hầu hết chỉ đến với ngọn Thủy Sơn và tưởng như đã chiêm ngưỡng trọn vẹn toàn cảnh bức tranh non nước hữu tình ở đây. Thực tế ngọn Thủy Sơn chỉ là một trong năm ngọn:
Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ, nhưng do chiếm ưu thế về vị trí giao thông, cảnh sắc phong phú, đa dạng với các hang động và chùa chiền thâm nghiêm cổ kính, nên đã được nhiều du khách biết đến và tham quan. Thế nhưng, dấu ấn lịch sử - văn hóa - du lịch không chỉ dừng lại và cô đọng ở ngọn Thủy Sơn mà được phân bổ đều khắp ở năm ngọn núi, trong đó có hòn Kim Sơn, Thổ Sơn và Hỏa Sơn ở phía Tây khu danh thắng đã góp phần làm nên một Ngũ Hành Sơn với bao truyền thuyết được truyền tụng lâu đời.
Khu du lịch phía Tây trong quần thể Ngũ Hành Sơn nằm cách ngọn Thủy Sơn, làng đá mỹ nghệ và bờ biển du lịch Non Nước khoảng gần 1km về phía Tây, trên trục đường Đà Nẵng - Hội An. Hệ thống giao thông đến khu du lịch phía Tây rất dễ dàng, thuận lợi, là gạch nối giữa các tour du lịch Ngũ Hành Sơn - Hội An - Mỹ Sơn, phía Tây Nam giáp sông Cổ Cò với đồng lúa, bãi bồi, làng mạc, không gian thoáng đãng, khí hậu trong lành, mát mẻ.
Phía Tây Ngũ Hành Sơn gồm có ngọn Hỏa Sơn, Thổ Sơn và Kim Sơn. Dưới ngọn Kim Sơn là chùa Quan Thế Âm, đây là ngôi chùa xây dựng vào năm 1956 do Hòa thượng Thích Pháp Nhãn khi phát hiện ra động Quan Âm sau chùa. Trong động có thạch nhũ có hình dáng tượng Phật Bà Quan Âm hoàn chỉnh, cao lớn bằng người thật với tư thế an nhiên, đứng trên mình con rồng uốn khúc. Tại đây, hằng năm có tổ chức lễ hội Quan Thế Âm truyền thống, mang đậm nét văn hóa dân gian và văn hóa Phật giáo.
Bên cạnh ngọn Kim Sơn là ngọn Hỏa Sơn, đây là ngọn núi đôi được đặt tên là Âm Hỏa Sơn và Dương Hỏa Sơn. Âm Hỏa Sơn nằm ở phía Đông, sườn núi có nhiều thớ đá nằm nghiêng, cắt ra từng đoạn, cây cối mọc ở các kẻ đá và có một cái hang thông từ sườn phía Nam ra sườn phía Bắc. Dương Hỏa Sơn nằm ở phía Tây, dưới ngọn núi này có chùa Linh Sơn được xây dựng vào năm 1964, sau chùa có động Huyền Vy được phát hiện vào thời Lê Cảnh Hưng, đến năm 1825, vua Minh Mạng cho người khắc tên lên vách đá ba chữ “Động Huyền Vy”.
Mãi đến năm 1960, các thầy trù trì ở đây khai phá lớp đá dày nơi cửa động lộ rõ hang động có nhiều tầng, nhiều ngóc ngách, tranh tối, tranh sáng. Trong động có một hồ nước với hình tượng ông Lữ đi câu ngồi trên ghềnh đá, nên gọi là hồ ông Lữ.
Cuối ngọn Dương Hỏa Sơn về phía Tây lưng chừng núi có một hang xuyên suốt từ sườn phía Bắc ra sườn phía Nam gọi là hang Phổ Đà Sơn. Phong cảnh ở đây rất u tịch, trong hang có ngôi chùa nhỏ có tên là chùa Phổ Đà Sơn. Đây là ngôi chùa của các sư nữ đầu tiên tại Ngũ Hành Sơn. Tương truyền rằng, tại ngôi chùa này công chúa Ngọc Lan, em gái vua Minh Mạng sau khi thọ giới tại chùa Tam Thai đã đến ẩn tu suốt đời tại chùa này.
Ở ngọn Hỏa Sơn ngoài chùa chiền, hang động còn có miếu Ông Chài được xây dựng vào thời Gia Long (1802-1819), đây là Trạm thu thuế các tàu buôn qua lại trên sông Cổ Cò giữa Hội An và Đà Nẵng ngày trước, tuy nhiên, đến nay theo thời gian, do phù sa bồi lấp, dòng sông hẹp lại đã làm mất vị trí giao thông quan trọng này.
Thổ Sơn là ngọn ở phía Tây Bắc Ngũ Hành Sơn, vách đá dựng đứng và ít cây cối. Điểm thấp nhất nằm ở sườn phía Tây, còn ở phía Đông có một hang sâu, khoảng 20m, lối vào rất hẹp, có một đường thông lên cao gọi là hang Bồ Đề, còn gọi là “Địa đạo núi Đá Chồng”. Đây là địa đạo tự nhiên, nơi ẩn nấp và hoạt động bí mật của các chiến sĩ cách mạng trong 2 thời kỳ kháng chiến và hiện nay trở thành di tích lịch sử tại danh thắng Ngũ Hành Sơn. Sườn Bắc của ngọn Thổ Sơn có chùa Long Hoa và chùa Huệ Quang, đây là những ngôi chùa được xây dựng vào thập niên 90 trong khung cảnh tĩnh lặng, hữu tình và nên thơ.
Khu du lịch phía Tây Ngũ Hành Sơn còn ẩn chứa nhiều di tích lịch sử, văn hóa như: đền thờ công chúa Ngọc Lan, đền thờ Huyền Trân Công Chúa, miếu ông Chài, đình Khuê Bắc, Bến ngự thuyền vua Minh Mạng trên sông Cổ Cò… Ngoài ra, khu du lịch phía Tây Ngũ Hành Sơn còn có những di tích đấu tranh cách mạng trong hai cuộc kháng chiến như: địa đạo núi Đá Chồng, hang bà Tho, chùa cô Đáng (hay còn gọi chùa Phổ Đà Sơn).
Đến với phía Tây Khu du lịch thắng cảnh Ngũ Hành Sơn, du khách không những đơn thuần thưởng ngoạn cảnh trí chùa chiền, hang động mà còn được chiêm bái đạo pháp, tham gia lễ hội và tịnh dưỡng tâm trí. Tất cả những yếu tố đó đã góp phần làm nên nét riêng của du lịch phía Tây Ngũ Hành Sơn, là quà tặng quý hiếm mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho quận Ngũ Hành Sơn nói riêng và cho thành phố Đà Nẵng nói chung.
Hiện nay, Ban Quản lý Khu du lịch thắng cảnh Ngũ Hành Sơn đang phối hợp với Ban Quản lý Công trình XDCB quận hoàn thiện hồ sơ thiết kế hạng mục mở đường, cải tạo cảnh quang trước động Huyền Vy và hệ thống điện trong lòng động nhằm góp phần tạo thêm điểm nhấn mới cho du khách khi đến với phía Tây Ngũ Hành Sơn.
Có thể nói, phát triển mạnh mẽ du lịch phía Tây danh thắng Ngũ Hành Sơn sẽ là định hướng đúng đắn nhằm từng bước giới thiệu với khách du lịch có cái nhìn tổng quát, toàn diện hơn về thắng cảnh Ngũ Hành Sơn, một vùng đất đậm chất tâm linh và hoài cổ.