Thanh Hóa: Xếp hạng 16 di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh cấp tỉnh
Các di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng: Đền thờ Vũ Văn Lộc, xã Thái Hòa, huyện Triệu Sơn; Đền thờ Đông Các Lê Doãn Giai, xã Hải Lộc, huyện Hậu Lộc; Đền Thánh Cả, xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc; Đền thờ Bạch Y Công Chúa, xã Phú Nhuận, huyện Như Thanh; Đền Kim Luân, xã Thọ Minh, huyện Thọ Xuân; Chùa Thái Bình, xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc; Chùa Lai Thành, xã Đông Hải, thành phố Thanh Hóa; Nhà thờ Lê Khắc Tháo, xã Thiệu Giao, huyện Thiệu Hóa; Đền Cổ Ninh xã Thiệu Vân, huyện Thiệu Hóa; Nhà thờ Thái Quận công Nguyễn Ngọc Huyền, xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa.
Các di tích kiến trúc nghệ thuật gồm: Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Bái Xuyên, xã Hoằng Xuyên, huyện Hoằng Hóa; di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Thọ Sơn, xã Thiệu Châu, huyện Thiệu Hóa; di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Bái Xuân, xã Vĩnh Phúc, huyện Vĩnh Lộc; di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Cao Nhuận, xã Vạn Thiện, huyện Nông Cống.
Nhà ông Lê Hồng Khanh, xã Hà Tân, huyện Hà Trung được công nhận là di tích lịch sử cách mạng và núi Tượng Sơn, xã Hà Tiến, huyện Hà Trung, được công nhận là di tích thắng cảnh.
Quyết định nêu rõ: Các huyện, thị xã, thành phố và UBND các xã nơi có di tích thực hiện quyền quản lý Nhà nước đối với di tích LSVH và danh lam thắng cảnh theo quy định pháp luật hiện hành. Nghiêm cấm mọi hoạt động xây dựng, khai thác trong khu vực di tích đã khoanh vùng bảo vệ. Trường hợp đặc biệt sử dụng đất đai ở khu vực di tích LSVH và danh lam thắng cảnh phải được phép của Chủ tịch UBND tỉnh.