Truyền thuyết về Táo quân
Cứ phiên chợ 23 tháng Chạp, mỗi gia đình thường mua 2 mũ ông Táo, 1 mũ bà Táo bằng giấy và 3 con cá chép làm "ngựa" (chuyện cá chép hoá rồng) đế Táo quân lên chầu trời. Sau khi cúng trong bếp, mũ được đốt và cá chép được mang ra thả ở ao, hồ, sông...
Theo truyền thuyết Việt
Người chồng mới biết chuyện, nghi ngờ vợ. Người vợ đâm khó xử, uất ức lao vào bếp lửa, tự vẫn. Người chồng cũ đau xót, cũng nhảy vào lửa chết theo. Người chồng mới ân hận, lao vào lửa nốt ! Trời thấy cả ba người đều có nghĩa nên phong cho làm "vua bếp". Trong đó một ông làm Thổ Công trông coi việc bếp, một ông là Thổ Địa coi việc trong nhà, một bà là Thổ Kỳ trông coi việc chợ búa. Từ tích đó mới có tục thờ cúng “Táo quân” và trong nhân gian có câu: Thế gian một vợ một chồng. Chẳng như vua bếp hai ông một bà.
Người ta làm lễ Tết Táo quân vào ngày 23 tháng Chạp vì cho rằng đây là cái lễ bắt đầu tuần Tết Nguyên đán và quan trọng nhất theo dân gian đây là ngày “ Vua bếp” lên chầu trời để tâu lại việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm qua. Phong tục cho rằng Táo quân sẽ rời nhà vào ngày 23 tháng Chạp và bay lên Trời một tuần lễ để báo cáo mọi việc xảy ra trong gia đình.
Các lễ vật để cúng tiễn Táo công tùy từng miền và từng gia cảnh như miền Trung, người ta cúng một con ngựa bằng giấy với yên, cương đầy đủ, chè xôi, đường bát, bánh tráng,…Còn ở miền Nam thì đơn giản hơn chỉ cúng mũ áo đôi hia bằng giấy, chè xôi, thịt heo,…