Làng nghề dệt thủ công Cổ Chất – Nam Định
Đây là làng nghề truyền thống có từ khá lâu của Nam Định. Suốt chiều dài lịch sử vài trăm năm sinh tồn với nghề dâu tằm, Cổ Chất trở thành một làng nghề nổi tiếng khắp vùng miền gần xa. Mỗi gia đình ở đất này có thể ví như một lò ươm tơ. Người Cổ Chất có phong thái tao nhã hiền hòa, sớm hôm cần mẫn bên nong dâu, bên nong tằm né kén.
Nghề dâu tằm Cổ Chất xưa còn đơn sơ, người dân lấy tơ tằm đan lưới đánh bắt cá trên sông nước. Sau này, người Cổ Chất đã du nhập nghề ươm tơ dệt lụa trải qua nhiều thế kỷ đã trở thành làng nghề tơ Cổ Chất ngày nay. Tơ Cổ Chất đã nổi tiếng hàng thế kỷ qua. Vào đầu thế kỷ XX, Tư bản Pháp đã xây một nhà máy ươm tơ ở ngay đầu làng Cổ Chất để khai thác kỹ năng lao động và tiềm năng vùng dâu tằm sông Ninh. Năm 1942, Chính phủ phong kiến
Hỡi cô thắt dải lưng xanh
Có về
Có tàu Ngô Khách, có nghề ươm tơ.
( Ca dao
Làng Cổ Chất có đền Vạn Cổ Hương và chùa Phổ Quang tự. Đền chùa này đã hợp thành một quần thể kiến trúc của làng Cổ Chất được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp bằng di tích lịch sử- văn hóa đền chùa Cổ Chất. Theo thần phả làng này, chùa thờ Phật, đền thờ bốn vị Thánh tổ có công khai phá và dựng lên làng Cổ Chất hơn bốn thế kỷ qua. Hằng năm vào ngày mồng 6 tháng 3 âm lịch, làng Cổ Chất mở hội đón dân làng và khách thập phương tới dâng hương các vị thành hoàng, tỏ lòng tri ân công đức của các bậc tiền nhân đã dầy công xây dựng làng quê cho con cháu hôm nay. Trong lễ hội dân làng nô nức rước kiệu, thi bơi chải và các trò chơi dân gian chọi gà, đánh đu, mở đầu cho một mùa tơ vàng, mùa lúa bội thu và cầu may cho nhà nhà an khang làm ăn thịnh vượng.
Làng dệt Cổ Chất với nghề truyền thống đã góp phần cho đất nước một sản phẩm tơ lụa tô thắm cho vẻ duyên dáng của người con gái Việt