Non nước Việt Nam

Nghệ thuật trang trí hoa văn trên váy, áo người Mông Lào Cai

Cập nhật: 24/08/2010 09:08:08
Số lần đọc: 3991
Dân tộc Mông ở Lào Cai có kỹ thuật in, thêu và trang trí hoa văn trên váy, áo rất độc đáo và tinh tế. Họ thể hiện bằng cách vẽ sáp ong trên vải với các họa tiết màu trắng trên nền vải chàm.

Các đường thêu xen lẫn họa tiết hoa văn in sáp ong và được định hình sẵn từ những bộ phận tách rời của áo.

 

Sau khi hoàn thiện đồ án trang trí các phần rời là đến khâu ghép các mảnh lại với nhau để hoàn chỉnh bộ váy, áo. Hoa văn trang trí trên váy áo thường là hình chữ thập (+), chữ đinh (-) được thêu cầu kỳ bằng sợi lanh nhuộm nhiều màu sắc sặc sỡ kết hợp các loại hoa văn hình quả trám, tam giác, đường viền hình gẫy khúc lồng trong các thể bố cục khác nhau, khi thẳng đứng, khi nằm ngang tạo cho chiếc váy nổi bật bởi các đường trang trí tinh tế ấy.

 

Ngoài họa tiết in được cấu tạo bởi các đường thẳng, đoạn thẳng, người Mông còn rất thành thạo trong việc bố cục hoa văn thêu hình tròn, hình chữ công, hình xoáy trôn ốc hay các biến thể như hình xoáy trôn ốc được bố trí đối xứng tạo thành hình móc hoặc đối xứng trục quay hình S và họa tiết có đường cong, đường xoáy nhịp nhàng, tạo cho chiếc váy có bố cục đường nét hài hòa, không đơn điệu.

Biểu tượng họa tiết hoa văn trên váy, áo phụ nữ Mông thể hiện sự chuyển biến của vũ trụ, mặt trời, thời tiết, không gian, thời gian khá rõ nét trong kỹ thuật in, thêu, tạo hình và ghép vải của người Mông.

Nguồn: Báo Lào Cai

Cùng chuyên mục

TIN NỔI BẬT