Non nước Việt Nam

Sự khéo léo trong từng đường kim, mũi chỉ của phụ nữ Mông (Lai Châu)

Cập nhật: 15/09/2010 15:09:57
Số lần đọc: 3038
“Chỉ khi nào vùng cao hết lanh, rừng hết cây, phụ nữ Mông mới hết dệt vải làm váy áo”. Đó là câu cửa miệng của phụ nữ Mông mà chúng tôi thường được nghe trong mỗi lần rong ruổi đến các bản làng vùng sâu vùng xa ở Lai Châu.

Người Mông quan niệm con gái Mông không biết trồng lanh, xe sợi, dệt vải và may váy áo sẽ khó lấy chồng. Vì vậy ngay từ nhỏ, các bà, các mẹ người Mông thường kèm dạy các con cháu cách nhận biết cây lanh, cây chàm để trồng và làm lên những bộ váy áo cho riêng mình.

 

Phụ nữ Mông vốn được biết đến với đức tính chiều chồng, chịu khổ. Ẩn sau những nét rất riêng đó, họ còn đảm đang, cần cù, chịu khó vun vén cho gia đình. Ngày nay dù cuộc sống hiện đại đã lan tỏa tới các bản làng vùng sâu vùng xa nhưng ngay từ khi còn nhỏ, các bé gái Mông đã miệt mài, tỉ mẩn xe sợi, tập thêu làm váy, áo, may trang phục cho riêng mình.

 

Việc tự làm nên những bộ váy áo để mặc của con gái Mông là một trong những tiêu chí để các chàng trai chọn vợ.

 

Được quan sát phụ nữ Mông làm váy áo, bắt đầu từ việc trồng cây lanh lấy nguyên liệu, xe sợi đến sự khéo léo trong từng đường kim, mũi chỉ... quả là kỳ công!

 

Một số hình ảnh làm váy, áo của người phụ nữ Mông ở Lai Châu:


Vải được phơi sau khi nhuộm chàm


Phơi cây lanh để chuẩn bị lấy sợi


Nhuộm chàm


Vẽ hoa văn thủ công


In hoa văn lên vải


Dùng cả máy khâu để thay cho may váy, áo thủ công


Bé gái Mông tập thêu váy áo


Sản phẩm váy, áo

Nguồn: Báo Tuổi Trẻ

Cùng chuyên mục

TIN NỔI BẬT