Non nước Việt Nam

Cà Mau: Những cánh chim Ðất Mũi

Cập nhật: 27/10/2021 11:20:49
Số lần đọc: 911
Dòng Mê Kông mang phù sa trôi về hạ nguồn ra biển, theo dòng hải lưu giữa Ðông và Tây (biển Ðông và Vịnh Thái Lan) đã tạo nên vùng đất ngập ven biển Mũi Cà Mau với hệ sinh thái cây mắm đi trước giữ bãi gây bồi, cây đước theo sau giữ đất gây rừng.


Hệ sinh thái theo diễn thế tự nhiên ngập nước ven biển, mang tính đặc trưng, được bảo tồn, phát triển liên tục. Giá trị đã được ghi nhận, khi lập nên Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau (năm 2003), Khu Dự trữ sinh quyển thế giới (năm 2009), Khu Ramsar thứ 2.088 thế giới, thứ 5 của Việt Nam, thứ 2 của ÐBSCL (năm 2013), đã cho thấy Ðất Mũi thật sự mang trong mình nhiều tiềm năng vô giá.

Với diện tích rộng lớn lên trên 41.800 ha và luôn mở thêm phần đất liền do quá trình bồi lắng phù sa, làm cho hệ sinh thái vùng đất thuộc Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau càng thêm đa dạng và phong phú, phát triển. Trong đó, có nhiều loài chim quý hiếm di trú theo mùa, hay sinh trưởng và phát triển tại chỗ, nhiều nhất là loài cò trắng và nhạn biển.

Giữa màu xanh của rừng ngút ngàn, những cánh chim trắng dệt đường nét tươi vui, tạo nên khung cảnh bình yên, trù phú, ấm no của vùng Ðất Mũi.

Nhạn biển là loài chim chiếm số lượng khá đông tại vùng bãi bồi ven biển ở xứ rừng nguyên sinh Ðất Mũi.

Chim bói cá bên lá đước.

Cò trắng tìm thức ăn dưới chân rừng nguyên sinh với hệ sinh thái ngập nước ven biển, đặc trưng là cây đước, cây mắm.

Những chuyến đi xuyên rừng là hoạt động trải nghiệm khám phá đầy lý thú, tìm hiểu hệ sinh thái tự nhiên của Ðất Mũi.

 Thanh Minh

 

Nguồn: Báo Cà Mau

Cùng chuyên mục

TIN NỔI BẬT