Khai thác các giá trị văn hóa ẩm thực Hà Tĩnh để thu hút khách du lịch
Trong những năm gần đây, văn hóa ẩm thực đã và đang trở thành một yếu tố quan trọng trong phát triển du lịch Hà Tĩnh. Trong bối cảnh đó, vấn đề khai thác các giá trị của văn hóa ẩm thực để tổ chức xúc tiến quảng bá nhằm thu hút khách du lịch được các cơ quan quản lý, tỉnh nhà đầu tư và quan tâm đặc biệt. Nếu khai thác tốt các giá trị văn hóa ẩm thực này chắc chắn sẽ tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm du lịch của địa phương Hà Tĩnh.
Trong xu thế phát triển đa dạng của nhu cầu du lịch, ẩm thực không còn chỉ đóng vai trò là yếu tố hỗ trợ, phục vụ cho nhu cầu của khách về ăn uống đơn thuần mà đã trở thành mục đích của các chuyến đi du lịch. Xuất phát từ lý do đó, trong những năm gần đây văn hoá ẩm thực đã trở thành một trong những yếu tố được khai thác và sử dụng trong hoạt động xúc tiến thu hút khách du lịch. Văn hóa ẩm thực được chắt lọc qua các món ăn, đồ uống đặc trưng và cách thức ăn uống. Tiêu biểu đó là một yếu tố cấu thành của hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch, cung cấp thông tin, tạo cơ hội cho khách du lịch được trải nghiệm những nét đẹp văn hóa truyền thống tại địa phương và từ đó kích thích nhu cầu đi du lịch của khách.
Hà Tĩnh là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ và sở hữu phong cảnh nước non hữu tình, Hà Tĩnh không chỉ được biết đến là vùng đất hội tụ “địa linh nhân kiệt” mà còn là cái nôi của văn hóa dân gian, sản sinh ra các làn điệu dân ca độc đáo và tạo được ấn tượng tốt đẹp với mọi du khách. Đã từ lâu, ẩm thực luôn được xem là một yếu tố không thể thiếu góp phần tạo nên sự đặc trưng và độc đáo cho văn hóa Hà Tĩnh. Điểm quanh một vòng những món ăn ngon đặc sắc tại vùng đất Hà Tĩnh chắc chắn sẽ làm cho chuyến du lịch của du khách trở nên thú vị và hấp dẫn hơn nhiều. Ẩm thực Hà Tĩnh mang nét đặc trưng rất riêng, tuy bên ngoài có vẻ đơn sơ, mộc mạc nhưng bên trong lại nhẹ nhàng, ngọt ngào và sâu lắng. Khi nhắc đến ẩm thực Hà Tĩnh, mọi người chắc chắn sẽ nghĩ đến những món ăn đặc sản nổi tiếng như: kẹo Cu đơ, cam bù Hương Sơn, bưởi Phúc Trạch, bánh gai Đức Thọ, hến Đức thọ, bún bò Đức Thọ, mực nháy Vũng Áng, bánh tráng đa vừng, bánh mướt, bánh tày nếp xứ voi, khoai Mộc Bài, giò bột, chè xanh, cá mát, ram bánh mướt, gỏi cá đục, gỏi cá trích, rượu nhung hươu…
Ẩm thực Hà Tĩnh không chỉ phong phú, đa dạng về món ăn mà còn mang nét văn hóa tiêu biểu đặc sắc hiện hữu rõ nét ở cách ăn, kiểu ăn, phong cách ăn.. từ cách chế biến, trình bày, cách trang trí cũng như cách thưởng thức từng món ăn. Món ăn này phải ăn kèm với rau gì, gồm những gia vị gì, nấu như thế nào mới ngon phù hợp với khẩu vị của người ăn.Trong xu hướng phát triển du lịch hiện nay, văn hóa ẩm thực đang trở thành một trong những yếu tố quan trọng để đưa ngành du lịch phát triển, quảng bá và thu hút khách du lịch nhiều hơn.
Nhìn từ khía cạnh phát triển du lịch, ẩm thực chính là một trong những yếu tố quan trọng làm nên sức hấp dẫn, định vị sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến để thu hút du khách đến và trải nghiệm. Món ăn nếu được khai thác thành sản phẩm du lịch tại chỗ hấp dẫn sẽ trở thành yếu tố tăng giá trị chuyến đi của du khách, góp phần tạo dựng hình ảnh tốt đẹp về con người và một vùng đất. Hiểu được giá trị đó, thời gian qua, ngành du lịch Hà Tĩnh đang xây dựng chiến lược khai thác ẩm thực thành sản phẩm du lịch.
Nhìn từ khía cạnh phát triển du lịch, ẩm thực chính là một trong những yếu tố quan trọng làm nên sức hấp dẫn, định vị sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến để thu hút du khách đến và trải nghiệm. Món ăn nếu được khai thác thành sản phẩm du lịch tại chỗ hấp dẫn sẽ trở thành yếu tố tăng giá trị chuyến đi của du khách, góp phần tạo dựng hình ảnh tốt đẹp về con người và một vùng đất. Hiểu được giá trị đó, thời gian qua, ngành du lịch Hà Tĩnh đang xây dựng chiến lược khai thác ẩm thực thành sản phẩm du lịch.
Hà Tĩnh đã và đang trên đà hội nhập và phát triển toàn diện trên các lĩnh vực, trong đó du lịch được xem là một thế mạnh về kinh tế. Tuy nhiên tài nguyên du lịch còn hạn chế, đặc biệt là trong khu vực thành phố. Chính vì vậy, cần xây dựng bổ sung thêm các tài nguyên và các sản phẩm du lịch nhằm tăng lượng khách về với Hà Tĩnh. Bên cạnh đó, một số tỉnh thành khác đã khá thành công trong việc khai thác và quảng bá sản phẩm du lịch này thì ở Hà Tĩnh, việc khai thác sản phẩm ẩm thực hầu như vẫn đang mang tính chất tự phát, nhỏ lẻ, chưa có tính chuyên nghiệp. Chính vì vậy mà ẩm thực Hà Tĩnh chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Tại Hà Tĩnh chưa xây dựng được những tour du lịch mà ở đó ẩm thực là điểm nhấn đặc trưng, hầu hết các món ăn đều được chế biến và sản xuất theo quy mô nhỏ, hộ gia đình, tiêu thụ nhỏ lẻ, việc khai thác hải sản phụ thuộc trực tiếp vào điều kiện tự nhiên như thời tiết, mùa vụ. Nhận thức về việc xây dựng ẩm thực trở thành một sản phẩm du lịch còn hạn chế mà mới chỉ đơn thuần dừng lại là một nét văn hóa tinh thần của người dân, chưa thực sự coi việc chế biến, trang trí, giới thiệu về ẩm thực là một nghệ thuật nên chưa thực sự hấp dẫn, thu hút khách du lịch.
Các món ăn tươi sống tại chỗ như dê núi, mực nhảy, gỏi cá trích, gỏi cá đục… cũng chưa được quảng bá rộng rãi, chưa phổ biến mà mới chỉ được khai thác ở dạng tự phát. Mặc dù, thời gian gần đây, món mực nháy đã vượt ra khỏi địa bàn Vũng Áng để có mặt ở các vùng biển Thiên Cầm, Thạch Bằng, Thạch Hải và một số nhà hàng ở địa phương khác nhưng cũng chưa thực sự tạo dấu ấn đặc biệt cho du khách.
Để thu hút lượng khách đến Hà Tĩnh cần có các hoạt động khai thác giá trị ẩm thực như:
Thứ nhất, các cơ quan chức năng, lãnh đạo các địa phương cần có sự quan tâm, hỗ trợ để tổ chức trưng bày, bán và phục vụ các đặc sản địa phương mang tính chuyên nghiệp và đồng bộ hơn. Như thường xuyên trưng bày các hình ảnh ẩm thực đặc sản tại địa phương, xây dựng văn hóa phục vụ ẩm thực biểu diễn, có thể khách du lịch cùng trải nghiệm cùng đầu bếp.
Thứ hai, cần khai thác và sử dụng các món ăn, đặc sản truyền thống để tổ chức xúc tiến quảng bá nhằm thu hút khách du lịch. Ở đây chủ yếu là khai thác và sử dụng các món ăn, đặc sản truyền thống để tổ chức xúc tiến quảng bá nhằm thu hút khách du lịch.
Thứ ba, tổ chức các hoạt động khu phố chợ đêm theo chương trình cụ thể, xây dựng khu phố ẩm thực có quy mô và mang tính chất lâu dài để trưng bày và bán các món ăn, thức uống đặc sản của Hà Tĩnh. Tổ chức và khôi phục các làng nghề truyền thống để xây dựng các Tour trải nghiệp ẩm thực địa phương cho du khách. Ngoài ra, tham gia các hội chợ triển lãm tổ chức giới thiệu các món ăn, đặc sản thông qua chế biến trực tiếp và tạo cơ hội cho khách du lịch thưởng thức.
Thứ tư, cần nghiên cứu đầy đủ những đặc điểm của các món ăn đặc sản địa phương như nguồn gốc, xuất xứ, sự hình thành và phát triển, quy trình chế biến, các trang thiết bị phục vụ quá trình chế biến, cách thức tiêu dùng sản phẩm, vị trí của món ăn trong hệ thống các món ăn Việt Nam, đại diện cho vùng miền nào, ý nghĩa, nguyên liệu đặc trưng, giá trị dinh dưỡng, vai trò của nó trong cuộc sống cộng đồng.
Thứ năm, cần quảng bá mạnh mẽ ẩm thực Hà Tĩnh trên các phương tiện truyền thông đại chúng, báo chí và các kênh truyền hình quốc tế, xuất bản sách về ẩm thực để du khách trong và ngoài nước biết đến rộng rãi.
Thứ sáu, Hà Tĩnh cần thường xuyên tổ chức các lễ hội ẩm thực không chỉ nhằm bảo tồn giá trị văn hóa ẩm thực của tỉnh nhà, mà còn nhằm giới thiệu nét đẹp độc đáo của nền ẩm thực Hà Tĩnh với du khách trong và ngoài nước. Thực khách tham gia sẽ được thưởng thức nhiều món ăn ngon, đặc sản nổi tiếng và đồ uống đặc biệt của Hà Tĩnh do các chuyên gia ẩm thực phục vụ. Nên biến món ăn thành một món quà mang về và bày bán khắp nơi trong địa bàn. Du khách không phải mất quá nhiều thời gian để tìm ăn hay tìm mua. Trong khi đó, rất nhiều món ăn của Hà Tĩnh có khả năng khai thác thành sản phẩm du lịch lại chưa được chú ý.
Các món ăn tươi sống tại chỗ như dê núi, mực nhảy, gỏi cá trích, gỏi cá đục… cũng chưa được quảng bá rộng rãi, chưa phổ biến mà mới chỉ được khai thác ở dạng tự phát. Mặc dù, thời gian gần đây, món mực nháy đã vượt ra khỏi địa bàn Vũng Áng để có mặt ở các vùng biển Thiên Cầm, Thạch Bằng, Thạch Hải và một số nhà hàng ở địa phương khác nhưng cũng chưa thực sự tạo dấu ấn đặc biệt cho du khách.
Để thu hút lượng khách đến Hà Tĩnh cần có các hoạt động khai thác giá trị ẩm thực như:
Thứ nhất, các cơ quan chức năng, lãnh đạo các địa phương cần có sự quan tâm, hỗ trợ để tổ chức trưng bày, bán và phục vụ các đặc sản địa phương mang tính chuyên nghiệp và đồng bộ hơn. Như thường xuyên trưng bày các hình ảnh ẩm thực đặc sản tại địa phương, xây dựng văn hóa phục vụ ẩm thực biểu diễn, có thể khách du lịch cùng trải nghiệm cùng đầu bếp.
Thứ hai, cần khai thác và sử dụng các món ăn, đặc sản truyền thống để tổ chức xúc tiến quảng bá nhằm thu hút khách du lịch. Ở đây chủ yếu là khai thác và sử dụng các món ăn, đặc sản truyền thống để tổ chức xúc tiến quảng bá nhằm thu hút khách du lịch.
Thứ ba, tổ chức các hoạt động khu phố chợ đêm theo chương trình cụ thể, xây dựng khu phố ẩm thực có quy mô và mang tính chất lâu dài để trưng bày và bán các món ăn, thức uống đặc sản của Hà Tĩnh. Tổ chức và khôi phục các làng nghề truyền thống để xây dựng các Tour trải nghiệp ẩm thực địa phương cho du khách. Ngoài ra, tham gia các hội chợ triển lãm tổ chức giới thiệu các món ăn, đặc sản thông qua chế biến trực tiếp và tạo cơ hội cho khách du lịch thưởng thức.
Thứ tư, cần nghiên cứu đầy đủ những đặc điểm của các món ăn đặc sản địa phương như nguồn gốc, xuất xứ, sự hình thành và phát triển, quy trình chế biến, các trang thiết bị phục vụ quá trình chế biến, cách thức tiêu dùng sản phẩm, vị trí của món ăn trong hệ thống các món ăn Việt Nam, đại diện cho vùng miền nào, ý nghĩa, nguyên liệu đặc trưng, giá trị dinh dưỡng, vai trò của nó trong cuộc sống cộng đồng.
Thứ năm, cần quảng bá mạnh mẽ ẩm thực Hà Tĩnh trên các phương tiện truyền thông đại chúng, báo chí và các kênh truyền hình quốc tế, xuất bản sách về ẩm thực để du khách trong và ngoài nước biết đến rộng rãi.
Thứ sáu, Hà Tĩnh cần thường xuyên tổ chức các lễ hội ẩm thực không chỉ nhằm bảo tồn giá trị văn hóa ẩm thực của tỉnh nhà, mà còn nhằm giới thiệu nét đẹp độc đáo của nền ẩm thực Hà Tĩnh với du khách trong và ngoài nước. Thực khách tham gia sẽ được thưởng thức nhiều món ăn ngon, đặc sản nổi tiếng và đồ uống đặc biệt của Hà Tĩnh do các chuyên gia ẩm thực phục vụ. Nên biến món ăn thành một món quà mang về và bày bán khắp nơi trong địa bàn. Du khách không phải mất quá nhiều thời gian để tìm ăn hay tìm mua. Trong khi đó, rất nhiều món ăn của Hà Tĩnh có khả năng khai thác thành sản phẩm du lịch lại chưa được chú ý.
Chính vì vậy, để khai thác giá trị văn hóa ẩm thực trong phát triển du lịch, Hà Tĩnh cần tăng cường các hình thức quảng bá sản phẩm ẩm thực, kết hợp các tour du lịch gắn liền với ẩm thực địa phương, đa dạng các phương pháp chế biến món ăn, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động chế biến món ăn và thức uống cũng như chất lượng những món ăn mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống nhằm hướng tới phục vụ khách du lịch. Hà Tĩnh có đầy đủ tiềm năng để có thể khai thác ẩm thực trở thành sản phẩm du lịch độc đáo. Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa ẩm thực là một trong những sản phẩm du lịch chiến lược và là hướng đi đang được Hà Tĩnh triển khai với các hình thức khác nhau, góp phần “níu chân” du khách đến và ở lại lâu hơn trong mỗi chuyến hành trình về với Hà Tĩnh.
Tác giả bài viết: Đặng Thị Hà
Nguồn: Cổng TTĐT Du lịch tỉnh Hà Tình