Hoạt động của ngành

Thừa Thiên Huế chú trọng chất lượng sản phẩm du lịch

Cập nhật: 04/11/2019 15:11:14
Số lần đọc: 887
Năm 2019, ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến đạt 4,8 triệu lượt khách; doanh thu ước đạt 4.800 tỷ đồng. Chủ trương tập trung cải thiện môi trường du lịch, đổi mới, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch, từ đầu năm đến nay, Thừa Thiên Huế đã tổ chức thành công nhiều sự kiện, lễ hội, tạo ra những tuần, tháng văn hóa phục vụ du lịch.


Di tích Ngọ Môn, Đại Nội Huế (Thừa Thiên Huế).

Các loại hình du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, du lịch làng nghề, nhà vườn, du lịch biển, đầm phá cũng có sự phát triển, nâng cao được ý thức làm du lịch của cộng đồng, địa phương. Các sản phẩm du lịch văn hóa di sản vốn là thế mạnh của TP Huế cũng được làm mới như: Hoàn thiện hệ thống chiếu sáng Kỳ Đài, bắn pháo Thần Công ở khu vực Đại Nội. Không gian dịch vụ văn hóa và trải nghiệm nghề truyền thống Huế tại Phủ Nội Vụ; khu Đại Nội thường xuyên tổ chức các hoạt động thu hút du khách (làm diều Huế, làm hoa giấy, làm nón, viết thư pháp, nấu rượu làng Chuồn, thêu, may áo dài truyền thống, làm hương)...

Thời gian tới, Thừa Thiên Huế sẽ hoàn thiện nhiều sản phẩm du lịch mới, độc đáo để du khách có thêm trải nghiệm khi đến với Cố đô. TP Huế triển khai sử dụng nhiều ứng dụng thông minh trên thiết bị di động giúp du khách có thể tiếp cận nhanh chóng các thông tin về du lịch, điểm đến của TP Huế và những sự kiện du lịch. Hệ thống ca-mê-ra được lắp đặt bao phủ khắp thành phố giúp các cơ quan chức năng có thể nắm bắt, xử lý kịp thời những phản ánh của du khách, góp phần xây dựng môi trường du lịch an toàn, chuyên nghiệp.

Theo UBND tỉnh Vĩnh Phúc, nhằm tập trung nguồn lực khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường đô thị, đồng thời tích cực triển khai các dự án chỉnh trang đô thị, tỉnh đã yêu cầu các cấp, ngành và địa phương phối hợp triển khai nhiều giải pháp cụ thể. Theo đó, tập trung xử lý vấn đề nước thải đô thị trên diện rộng. Các lò gạch, lò ngói thủ công ở vùng ngoại thành cũng đã được phá bỏ. Hệ thống vườn hoa, công viên, cây xanh được mở rộng... Tại TP Vĩnh Yên, nhiều công trình được cải tạo, chỉnh trang như đường Kim Ngọc; cải tạo Công viên Văn hóa thể thao thành phố; công viên khu dân cư; đầu tư hơn 800 tỷ đồng nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn thành phố.

Ngoài nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho cơ sở hạ tầng, tỉnh Vĩnh Phúc khuyến khích các sở, ngành và TP Vĩnh Yên huy động nguồn vốn vay từ tổ chức nước ngoài nhằm phát triển đô thị, cải thiện môi trường. Theo đó, TP Vĩnh Yên đã hoàn thành Dự án thoát nước và xử lý nước thải Vĩnh Yên bằng nguồn vốn ODA - JIBC Nhật Bản; hoàn tất thủ tục để tiếp tục xây dựng mạng lưới thu gom và xử lý nước thải phía tây thành phố; xây mới trạm xử lý nước thải với công suất 6.000 m3/ngày đêm...; tập trung làm tốt công tác thông tin tuyên truyền, vận động người dân thực hiện nghiêm những quy định về bảo vệ môi trường, bảo đảm an ninh trật tự, xây dựng các tuyến phố kiểu mẫu sạch đẹp, văn minh…

Nguồn: Báo Nhân Dân

Cùng chuyên mục